LVT 2skul for VIP only
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Champions League

3 posters

Go down

Champions League Empty Champions League

Bài gửi  the_red_devils Sun Mar 08, 2009 10:27 am

Kỳ 1: Cúp C1 ra đời nhằm... chống lại người Anh!

Nhằm đi tìm lời giải về CLB xuất sắc nhất châu Âu, cũng như bác bỏ những lập luận của người Anh, Cúp C1 đã chính thức được ra đời. Sau FIFA và VCK World Cup, "cha đẻ" của Cúp C1 cũng là một người Pháp, Ngài Gabriel Hanot.

Những "Cúp châu Âu" sơ khai

Champions League, và tiền thân là Cúp C1, không chỉ là giải đấu quan trọng nhất châu Âu mà còn là giải đấu cấp CLB uy tín cũng như có sức hấp dẫn lớn nhất Thế giới, cả về danh tiếng lẫn giá trị thương mại.


Gabriel Hanot, ’cha đẻ’ của Cúp C1 châu Âu
Sau hơn 50 năm tồn tại và phát triển không ngừng, giải đấu này đã không còn gói gọn trong phạm vi châu Âu mà còn nhận được sự quan tâm của tất cả những người yêu bóng đá trên Thế giới. Và sự ra đời của giải đấu danh giá này vẫn còn là điều bí ẩn của không ít người.

Cuối thế kỷ IXX, đầu thế kỷ XX, các CLB bóng đá ở các quốc gia châu Âu "mọc lên như nấm sau mưa", các giải vô địch và cúp quốc gia các nước được tổ chức để chọn ra nhà vô địch. Lúc này, chưa một CLB nào vượt qua được biên giới nước mình khi những sân chơi chỉ gói gọn trong những giải đấu quốc nội.

Đến những năm cuối thập kỷ 20 của thế kỷ XX, các liên đoàn bóng đá ở Trung và Nam Âu lập ra giải đấu đầu tiên giành cho các CLB ở những khu vực này với tên gọi Mitropa Cup, có sự tham dự các CLB mạnh đến từ những quốc gia như Italia, Áo, Tiệp Khắc (cũ) và Hungary.

Các CLB sớm gây được tiếng vang ở giải đấu là những cái tên nổi tiếng lúc bấy giờ như Bologna (Italia), Slavia và Sparta Prague (Tiệp Khắc) hay Rapid Viena (Áo)...
Giải đấu diễn ra theo thể thức loại trực tiếp, các đội thi đấu theo 2 lượt trận sân nhà và sân khách. Tổng tỉ số sau 2 lượt trận sẽ quyết định đội nào được đi tiếp. Sau một thời gian diễn ra, giải đấu này đã bị lạnh nhạt do ảnh hưởng của chiến tranh Thế giới lần thứ 2.

Lúc này, người dân châu Âu giành sự chú ý cho một giải đấu mới nổi được tổ chức giành cho các CLB đến từ những QG Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Pháp, với tên gọi Latin Cup. Nếu như Bologna, Rapid Viena, Slavia và Sparta gây tiếng vang ở Mitro Cup thì tại Latin Cup, Real Madrid, Barcelona (TBN), Benfica (BĐN) và AC Milan (Italia) lại gây được ấn tượng mạnh.

Sự kiêu ngạo của người Anh và Cúp C1 ra đời

Trong giai đoạn này, ở châu Âu không chỉ có Real, Barca hay Milan mà còn có khá nhiều CLB nổi tiếng khác như Wolverhampton (Anh) hay Reims (Pháp)...
Và trong một trận giao hữu quốc tế giữa Honved Budapest (Hungary) với Wolverhampton, CLB của Anh đã đánh bại được đối thủ, mà nòng cốt là các tuyển thủ quốc gia Hungary (lúc này, Hungary là một trong những đội tuyển mạnh nhất Thế giới), với tỉ số 3-2.


Quang cảnh buổi họp tại khách sạnAmbassador, dẫn đến sự ra đời của Cúp C1

Sau chiến thắng này, cùng với chiến thắng 4-0 trước Spartak Moscow, báo chí Anh (đặc biệt là tờ Daily Miror) đã giật những dòng tít lớn với nội dung Wolverhampton là CLB mạnh nhất Thế giới, là nhà VĐ châu Âu cấp CLB. Chính sự kiêu ngạo này của người Anh làm cho cựu tuyển thủ Pháp, đồng thời là phóng viên tờ L’Equipe, Ngài Gabriel Hanot, cảm thấy không mấy hài lòng.

Hanot biết rõ sức mạnh của các CLB nổi tiếng khi ấy như AC Milan với bộ 3 người Thuỵ Điển Gren, Nordahl, Liedholm khét tiếng; Real Madrid với Di Stefano, Reims và Raymond Kopa cũng chẳng kém cạnh.
Sau Robert Guerin kêu gọi thành lập ra FIFA, Jules Rimet đề xuất tổ chức VCK Word Cup, thì nay nguời Pháp thứ 3 là Hanot đề nghị tổ chức giải bóng đá giành cho các CLB Châu Âu (không lâu sau đến lượt Henri Delauney, một người Pháp khác, đề xuất tổ chức VCK EURO).
Và thế là ông dùng hẳn một trang báo của mình để đăng bài kêu gọi tổ chức một giải bóng đá nhằm tìm ra một nhà VĐ thực sự cấp CLB ở châu Âu (vào đây để xem bài báo của Hanot đăng trên tờ L’Equipe).
Trong hai ngày 2 và 3/4/1955, Hanot mời đại diện các đội bóng nổi tiếng ở châu Âu tới khách sạn Ambassador, Paris, và ở đây ông đã giới thiệu thể thức thi đấu loại trực tiếp vào những ngày giữa tuần. Và đại diện của 15 đội bóng tới tham dự cuộc họp đã nhiệt liệt tán thành đề nghị của Hanot. Ngoài ra, FIFA cũng nhiệt liệt ủng hộ và UEFA sẵn sàng đứng ra tổ chức giải đấu giành cho các CLB.
Một lần nữa những người Anh ngạo mạn đứng ngoài cuộc chơi lớn. Sau khi từ chối thành lập FIFA, người Anh đã cự tuyệt lời mời tham dự Word Cup đầu tiên, và nay một lần nữa đảo quốc sương mù đã khước từ lời mời tham dự giải đấu giành cho các CLB. Cũng như 2 lần trước, dù không có đại diện của quê hương bóng đá nhưng giải đấu vẫn diễn ra một cách thành công.
Real Madrid, ông hoàng của Cúp C1
Sau nhiều nỗ lực, cuối cùng Cup C1 châu Âu, với tên gọi chính thức là Euro Champions Clubs’ Cup, đã chính thức được diễn ra. Ngày 4/9/1955, hơn 60 nghìn người trên SVĐ Ánh Sáng ở thủ đô Lisbon đã chứng kiến trận đấu đầu tiên của giải, Sporting Clube De Portugal hoà Partizan Belgrade.
4 ngày sau, CLB vĩ đại nhất châu Âu trong thế kỷ XX là Real Madrid giành chiến thắng 2-0 trước Servette Geneve (Thuỵ Sỹ), và huyền thoại Miguel Munoz trở thành cầu thủ đầu tiên ghi bàn cho đàn "kền kền trắng" ở Cúp C1 châu Âu.


Real Madrid, CLB xuất sắc nhất lịch sử Champions League

Real Madrid cũng đã trở thành CLB đầu tiên giành Cup C1, sau khi đánh bại đội bóng nước Pháp Reims 4-3 trong trận chung kết được diễn ra trên SVĐ Công Viên Các Hoàng Tử, cho dù đội bóng "Hoàng gia" đã bị dẫn trước 2-0 chỉ sau 10 phút đấu.
Trong 5 mùa giải liên tiếp, Real Madrid thể hiện sự vượt trội về đẳng cấp của mình khi mang về TBN 5 chức vô địch. Tiếp bước Real, đến lượt Benfica, Inter và AC Milan khẳng định sức mạnh tuyệt đối của bóng đá Nam Âu trong những năm đầu tiên Cup C1 được tổ chức, với 11 chức VĐ liên tiếp.

Phải đến tận năm 1967, Vương quốc Anh mới có một nhà vô địch sau khi Celtic bất ngờ đánh bại Inter đầy kiêu ngạo 2-1 trong trận chung kết. Đúng 1 năm sau, Manchester United trở thành CLB Anh đầu tiên đoạt danh hiệu dành cho những nhà VĐQG.
Lúc này, cán cân quyền lực chuyển lên phương Bắc khi Ajax Amsterdam, với lối chơi tổng lực nổi tiếng cùng huyền thoại Johan Cruyff và HLV Rinus Michels, đã làm mưa làm gió với "hat-trick" VĐ liên tiếp vào các năm 1971, 1972 và 1973.
Và với Hoenes cùng "hoàng đế" Beckenbauer, "hùm xám" Bayern Munich của Đức cũng không chịu kém cạnh khi giành chức VĐ trong 3 năm tiếp theo, từ 1974, 1975 và 1976.
Sau Munich, đến lượt các CLB Anh làm mưa làm gió tại Cup C1 châu Âu, khi 7 lần đoạt Cúp trong 8 mùa giải, riêng Liverpool đã đoạt tới 4 lần. Năm 1985, thảm hoạ Heysel diễn ra làm rất đông các CĐV Juventus thiệt mạng, bóng đá Anh phải trả một cái giá rất đắt khi các CLB nước này bị loại hoàn toàn tại 3 Cup châu Âu trong 5 mùa giải tiếp theo đó.
Từ cuối thập kỷ 80 đến giữa thập kỷ 90 của thế kỷ trước, đến lượt lữ đoàn đỏ đen AC Milan tung hoành ở giải đấu danh giá này. Với bộ ba "Hà Lan bay" nổi tiếng là Vanbasten, Gullit và Rijkaard, kết hợp với dàn cầu thủ nội đồng đều, CLB mang trên mình chiếc áo sọc Đỏ - Đen đã 5 lần vào chung kết trong 7 mùa bóng, và 3 lần giành chiến thắng.
Kể từ đó đến nay, khi bóng đá ngày càng thương mại hóa, không một CLB nào tỏ ra vượt trội ở đấu trường C1. Sau khi AC Milan bảo vệ thành công Cúp C1 năm 1990 cho tới nay, chưa một CLB nào có vinh dự 2 lần liên tiếp nâng Cúp. Bayern Munich trở thành CLB đầu tiên VĐ trong thế kỷ XXI với chiến thắng năm 2001, trong khi Barcelona là nhà vô địch gần nhất.


Được sửa bởi the_red_devils ngày Tue Mar 10, 2009 10:24 am; sửa lần 1.
the_red_devils
the_red_devils
Professional Professor
Professional Professor

Nam
Tổng số bài gửi : 225
Đến từ : everywhere
Registration date : 02/03/2009

Về Đầu Trang Go down

Champions League Empty Re: Champions League

Bài gửi  the_red_devils Sun Mar 08, 2009 10:27 am

Lịch sử
Năm 1954, Gabrief Hanot - nhà báo thuộc báo L'Equipe - đã đề xuất một giải thi đấu giữa các đội vô địch bóng đá các quốc gia châu Âu. Tháng 1 năm 1955, báo L'Equipe đã gửi bản dự thảo "European Cup" đến nhiều câu lạc bộ bóng đá. Ngày 2 tháng 4 năm 1955, 16 đại diện các câu lạc bộ đã thảo luận bản dự thảo này và thông qua sau 3 giờ đồng hồ.

Trận đấu đầu tiên đã diễn ra ngày 4 tháng 9 năm 1955 tại Lisbon (Bồ Đào Nha) giữa Sporting Lisbon và FK Partizan (Nam Tư), kết quả hòa 3-3. Và đội vô địch đầu tiên là Real Madrid (giải có 16 đội tham dự).

Từ mùa bóng 1991/1992, giải được đổi tên thành "UEFA Champions League". Và đến mùa bóng 1997/1998, có một sự thay đổi lớn trong điều lệ giải, ngoài các đội vô địch quốc gia, các đội có thứ hạng cao trong mỗi giải vô địch (tùy theo mỗi quốc gia) cũng có quyền tham dự. Mùa bóng năm 2005/2006 và 2006/2007, 3 quốc gia Tây Ban Nha, Anh và Ý được quyền cử 4 đội tham gia.


Nhạc hiệu
Bản nhạc nền Cúp C1 Châu do do nhà soạn nhạc người Anh Tony Britten soạn theo phong cách của nhà soạn nhạc người Đức George Frideric Hadel (1658-1759), được giàn nhạc Royal Philharmonic Orchestra (London - Anh) trình bày. Bản nhạc có mang nhiều âm hưởng của bản Zadok the Priest của Handel.


Chiếc cúp
Cúp cao 74cm, nặng 8kg và đắt giá nhất khoảng 200.000 Franc. Đội đoạt cúp còn được nhận 20 Huy chương vàng và một phiên bản cúp, đồng thời có quyền giữ chiếc cúp thật trong vòng một năm trước khi trao lại cho UEFA "trong tình trạng nguyên xi" (nếu hư hại sẽ bị phạt nặng), một tháng trước trận chung kết lần sau. Nếu 3 lần liên tiếp đoạt chức vô địch, hoặc 5 lần khác nhau, đội có quyền sở hữu vĩnh viễn chiếc cúp và lúc này UEFA phải làm một chiếc cúp khác hoàn toàn giống hệt.


Quy định

Các đội tham dự và thể thức thi đấu

Từ khởi đầu tới mùa bóng 1996-1997
Kể từ khi ra đời với tên gọi Cúp C1, giải đấu này chỉ dành cho các đội đoạt chức vô địch quốc tại giải vô địch hạng cao nhất của các quốc gia châu Âu là thành viên của UEFA và đội đương kim vô địch của mùa giải trước - đang giữ cúp.

Vì vậy, nếu một đội bóng không bảo vệ được danh hiệu vô địch trong nước nhưng đoạt được cup C1 thì năm sau tiếp tục được dự giải và quốc gia đó sẽ là nước duy nhất có 2 đội dự Cup C1. Nếu đội vô địch Cúp C1 đồng thời đoạt "cú đúp" - vô địch cả giải trong nước thì quốc gia đó vẫn chỉ có 1 đội dự Cup này như những nước khác. Trong cả trường hợp đội vô địch Cup C1 bị xuống hạng ở giải trong nước vẫn được dự giải này trong mùa bóng tiếp theo.

Thể thức duy nhất mà UEFA áp dụng từ năm 1955 tới năm 1991 là phân cặp đấu loại trực tiếp từ vòng đầu tới vòng cuối cùng. Vòng đầu có 32 đội, lần lượt qua 5 lượt tới trận chung kết còn 2 đội.

Mùa bóng 1986-1987, vòng 1 Cup C1 chỉ có 31 đội tham dự do sự cố chính trị làm vắng mặt 1 thành viên. Do đó đội đương kim vô địch là Steaua Bucharest của Rumani được vào thẳng vòng 2.

Từ mùa bóng 1991-1992, Cup C1 đổi tên thành Champions League - Giải đấu của các nhà vô địch. Sau 2 vòng loại đầu tiên, 8 đội mạnh nhất chia 2 bảng đấu vòng tròn để chọn ra 2 đội đầu bảng vào chung kết.

Real Madrid là đội bóng giữ kỷ lục lâu bị loại ở Cup C1 nhất. Tính từ khi tham gia năm 1955 tới năm 1960, Real Madrid liên tục vô địch Cup này 5 năm và chưa từng bị loại. Tới mùa bóng 1960-1961, Real cùng FC Barcelona là đội vô địch trong nước cùng đại diện cho Tây Ban Nha dự giải. Do thời đó chưa có quy định hạt giống nên việc bốc thăm ngẫu nhiên khiến Real Madrid và Barcelona gặp nhau ngay vòng đầu. Kết quả Barcelona đã loại Real bằng kết quả hoà 2-2 ở sân Bernabeu và thắng 2-1 ở sân Nou Camp. Đó là lần đầu tiên Real Madrid bị loại ở Cup C1.


Từ mùa bóng 1997-1998
UEFA mở rộng số đội tham dự, cho phép các nước có thành tích cao nhất được cử 2 đại diện tham dự - đội vô địch và đội á quân. Do số đội tăng lên, số đội dự vòng bảng là 16 và do đó có 4 bảng sau 2 vòng đầu. 8 đội đứng đầu 4 bảng lọt vào vòng tứ kết, đấu loại trực tiếp tới chung kết.

Trong những năm tiếp theo, do sức ép từ phía nhóm G-14, các đội bóng mạnh và giàu có ở châu Âu, UEFA mở rộng đối tượng tham dự Champions League hơn, cho phép 3 quốc gia có thành tích cao nhất được cử tới 4 đội tham dự, các nước có thành tích thấp hơn có số đội tham dự giảm dần, để tạo điều kiện cho những đội bóng giàu có có cơ hội đoạt Cup này ngay cả khi không vô địch trong nước nhiều năm liền.

Các vòng loại cho các đội yếu từ những nước có hệ số điểm thấp được thu xếp từ mùa hè để bắt đầu vào tháng 9, vòng 1 bắt đầu là vòng đấu bảng với số đội tham gia là 32 đội tại 8 bảng đấu.

Quy định mở rộng đối tượng tham dự này khiến cho giải thực chất không còn đúng với tên gọi "giải đấu của các nhà vô địch" - Champions League nữa.


Quy định hiện nay
- Vòng sơ loại đầu tiên: gồm 22 đội vô địch quốc gia các nước được xếp hạng từ 27 và thấp hơn.
- Vòng sơ loại thứ nhì: gồm 28 đội (11 đội thắng của vòng sơ loại đầu tiên, 11 đội vô địch của các quốc gia xếp từ 16 đến 26 và 6 đội á quân của các quốc gia có các thứ hạng từ 10 - 15).
- Vòng sơ loại thứ ba: gồm 32 đội (14 đội thắng của vòng sơ loại thứ hai, 6 đội vô địch của các quốc gia có thứ hạng từ 10-15; 3 đội á quân của các quốc gia có thứ hạng từ 7 - 9; 6 đội hạng 3 của các quốc gia có thứ hạng từ 1-6 và 3 đội hạng tư của các quốc gia có thứ hạng từ 1 -3).
- Vòng đấu bảng thứ 1: gồm 32 đội, chia làm 8 bảng (4 đội/bảng): 16 đội thắng vòng sơ loại thức 3, đội đương kim vô địch, 9 đội vô địch của các quốc gia có thứ hạng từ 1- 9, 6 đội á quân của các quốc gia có thứ hạng từ 1-6.
Sau khi thi đấu vòng tròn, hai đội đứng đầu mỗi bảng sẽ được vào vòng sau.
- Vòng đấu bảng thứ 2: 16 đội chia thành 4 bảng. Sau khi thi đấu vòng tròn, hai đội đầu mỗi bảng vào vòng tứ kết.
Kề từ mùa giải 2003-2004, Các đội vào vòng đầu bảng thứ 2 sẽ bốc thăm phân cặp đấu loại trực tiếp 2 lượt đi và về.

- Vòng tứ kết: Bốc thăm phân cặp đội đấu loại trực tiếp.
- Bán kết:
- Chung kết:
Có tất cả 239 trận đấu.

- Các đội bị loại tại vòng loại thứ 3 được chuyển sang thi đầu từ vòng 1 cúp UEFA, và xếp hạng 3 tại vòng đấu bảng thứ 1 sẽ được chuyển sang thi đấu tại vòng 3 cúp UEFA.

Thể thức bốc thăm phân cặp
- Vòng đấu bảng thứ nhất: các CLB cùng một liên đoàn không chung bảng.
- Vòng đấu bảng thứ hai: các CLB cùng một liên đoàn cũng như từng gặp nhau tại vòng bảng thứ 1 không chung bảng.
- Vòng tứ kết (các đội nhì bảng gặp các đội đầu bảng): 2 đội cùng liên đoàn, từng gặp nhau tại vòng bảng thứ 1, từng gặp nhau tại vòng bảng 2 không gặp nhau tại tứ kết. Những đội nhì bảng sẽ đấu lượt đi trên sân nhà.
- Vòng bán kết: bốc thăm phân cặp đấu lượt đi và về.
- Chung kết: đấu 1 trận duy nhất trên sân trung lập. Nếu hòa đá 2 hiệp phụ.
- Tại tứ kết và bán kết nếu sau 2 lượt tổng tỷ số bằng nhau sẽ đá hiệp phụ cổ điển (không tính bàn thắng vàng hay bạc), nếu vẫn hòa sẽ đá luân lưu xác định đội thắng thua.

Xếp hạng vòng bảng
Đội thắng được 3 điểm, hòa 1 điểm, thua 0 điểm. Trong trường hợp có hai hay nhiều đội bằng điểm nhau sau khi vòng đấu bảng kết thúc, việc phân định ngôi thứ sẽ dựa trên các tiêu chuẩn sau:

- Giành được nhiều điểm hơn trong các trận đối đầu trực tiếp.
- Có hiệu số bàn thắng bại cao hơn trong các trận đối đầu trực tiếp
- Ghi được nhiều bàn thắng trên sân của đối phương hơn trong các trận đối đầu trực tiếp.
- Có hiệu số bàn thắng bại của tất cả các trận đấu trong bảng cao hơn
- Ghi được nhiều bàn thắng hơn trong tất cả các trận đấu trong bảng
- Hệ số điểm của quốc gia vào thời điểm đầu mùa bóng
the_red_devils
the_red_devils
Professional Professor
Professional Professor

Nam
Tổng số bài gửi : 225
Đến từ : everywhere
Registration date : 02/03/2009

Về Đầu Trang Go down

Champions League Empty Re: Champions League

Bài gửi  the_red_devils Sun Mar 08, 2009 10:28 am

Các trận chung kết :
Năm Đội vô địch Tỷ số Đội hạng nhì Sân vận động
1956 Real Madrid 4-3 Reims Parc des Princes, Paris
1957 Real Madrid 2-0 Fiorentina Santiago Bernabéu, Madrid
1958 Real Madrid 3-2 A.C. Milan Heysel, Brussels
1959 Real Madrid 2-0 Reims Neckar, Stuttgart
1960 Real Madrid 7-3 Eintracht Frankfurt Hampden Park, Glasgow
1961 SL Benfica 3-2 FC Barcelona Wankdorf, Berne
1962 SL Benfica 5-3 Real Madrid Olympic, Amsterdam
1963 A.C. Milan 2-1 SL Benfica Wembley, London
1964 Inter Milan 3-1 Real Madrid Ernst Happel, Wien
1965 Inter Milan 1-0 SL Benfica San Siro, Milano
1966 Real Madrid 2-1 FK Partizan Heysel, Brussels
1967 Celtic F.C. 2-1 Inter Milan Nacional, Vale do Jamor
1968 Manchester United 4-1 SL Benfica Wembley, London
1969 A.C. Milan 4-1 Ajax Amsterdam Santiago Bernabéu, Madrid
1970 Feyenoord Rotterdam 2-1 Celtic F.C. San Siro, Milano
1971 Ajax Amsterdam 2-0 Panathinaikos Wembley, London
1972 Ajax Amsterdam 2-0 Inter Milan De Kuip, Rotterdam
1973 Ajax Amsterdam 1-0 Juventus Crvena Zvezda, Belgrade
1974 FC Bayern München 1-1, 4-0 (đá lại) Atlético Madrid Heysel, Brussels
1975 FC Bayern München 2-0 Leeds United F.C. Parc des Princes, Paris
1976 FC Bayern München 1-0 AS Saint Etienne Hampden Park, Glasgow
1977 Liverpool F.C. 3-1 Borussia Moenchengladbach Olimpico, Roma
1978 Liverpool F.C. 1-0 Club Brugge Wembley, London
1979 Nottingham Forest F.C. 1-0 Malmö FF Olympic, München
1980 Nottingham Forest F.C. 1-0 Hamburger SV Santiago Bernabéu, Madrid
1981 Liverpool F.C. 1-0 Real Madrid Parc des Princes, Paris
1982 Aston Villa F.C. 1-0 FC Bayern München De Kuip, Rotterdam
1983 Hamburger SV 1-0 Juventus Olympic, Athena
1984 Liverpool F.C. 1-1, 4-2 (11m) AS Roma Olimpico, Roma
1985 Juventus 1-0 Liverpool F.C. Heysel, Brussels
1986 Steaua Bucarest 0-0, 2-0 (11m) FC Barcelona Sánchez Pizjuán, Seville
1987 FC Porto 2-1 FC Bayern München Ernst Happel, Wien
1988 PSV Eindhoven 0-0, 6-5 (11m) SL Benfica Neckar, Stuttgart
1989 A.C. Milan 4-0 Steaua Bucarest Camp Nou, Barcelona
1990 A.C. Milan 1-0 SL Benfica Ernst Happel, Wien
1991 FK Crvena Zvezda 0-0, 5-3 (11m) Olympique de Marseille San Nicola, Bari
1992 F.C. Barcelona 1-0 U.C. Sampdoria Wembley, London
1993 Olympique de Marseille 1-0 A.C. Milan Olympic, München
1994 A.C. Milan 4-0 FC Barcelona Olympic, Athena
1995 Ajax Amsterdam 1-0 A.C. Milan Ernst Happel, Wien
1996 Juventus 1-1, 4-2 (11m) Ajax Amsterdam Olimpico, Roma
1997 Borussia Dortmund 3-1 Juventus Olympic, München
1998 Real Madrid 1-0 Juventus Amsterdam Arena, Amsterdam
1999 Manchester United 2-1 FC Bayern München Camp Nou, Barcelona
2000 Real Madrid 3-0 Valencia CF Stade de France, Saint-Denis
2001 FC Bayern München 1-1, 5-4 (11m) Valencia CF San Siro, Milano
2002 Real Madrid 2-1 Bayer Leverkusen Hampden Park, Glasgow
2003 A.C. Milan 0-0, 3-2 (11m) Juventus Old Trafford, Manchester
2004 FC Porto 3-0 AS Monaco FC Veltins-Arena, Gelsenkirchen
2005 Liverpool F.C. 3-3, 3-2 (11m) A.C. Milan Atatürk Olimpiyat, Istanbul
2006 Barcelona 2-1 Arsenal Stade de France, Paris
2007 A.C. Milan 2-1 Liverpool F.C. Olympic, Athena

Các kỷ lục :
Trận chung kết có tỷ số cao nhất: Năm 1960 giữa Real Madrid - Eintracht Frankfurt: 7-3
Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất: Raúl González Blanco - 60 bàn (tính đến ngày 19 tháng 2 năm 2008)
Cầu thủ ghi bàn tại nhiều trận chung kết liên tiếp: Di Stefano (Real Madrid): 5 trận chung kết liên tiếp, từ 1956 - 1960.
Câu lạc bộ đoạt nhiều cúp nhất: Real Madrid (9 lần: 1956, 1957, 1958, 1959, 1960, 1966, 1998, 2000, 2002)
Câu lạc bộ tham gia nhiều trận chung kết nhất: Real Madrid (12 lần). Nếu chỉ tính từ khi đổi tên thì Milan là số 1 với 6 lần đoạt 4 cúp.
Cầu thủ tham gia nhiều trận chung kết nhất: Francisco Gento (Real Madrid) và Paolo Maldini (AC Milan) cùng 8 lần có mặt trong trận chung kết cúp C1.
Cầu thủ đạt nhiều cúp C1 nhất: Francisco Gento (Real Madrid) với 6 lần
Bàn thắng nhanh nhất trong trận chung kết: do công của Paolo Maldini (số 3, AC Milan) ghi vào giây thứ 51, trận Liverpool - AC Milan năm 2005 và anh cũng thiết ;lập luôn kỉ lục cầu thủ lớn tuổi nhất ghi bàn trong 1 trận chung kết
Bàn thắng nhanh nhất giải Champion League: thực hiện giây thứ 10,2 do công của Roy Makaay trong trận Bayern München - Real, lượt về vòng 2, mùa giải 2006-2007
Cầu thủ lớn tuổi nhất tham gia trận chung kết: Dino Zoff (thủ môn Juventus) ra sân năm 1983 ở tuổi 41 lẻ 86 ngày; còn tính Champions League thì cầu thủ P.Maldini (hậu vệ Milan) ra sân trận chung kết 2007 ở tuổi 38 lẻ 331 ngày.
Đội bóng thất bại trong nhiều trận chung kết nhất: SL Benfica (Bồ Đào Nha): 5 lần (1963, 1965, 1968, 1988, 1990)
Cầu thủ đầu tiên giành Cup C1 trong màu áo 2 câu lạc bộ khác nhau: Belodedici (người Rumani): năm 1986 vô địch với Steaua Bucharest và 1991 vô địch với Sao Đỏ Belgrade. Cầu thủ đầu tiên đạt thành tích này với 2 câu lạc bộ trong 2 năm liên tiếp là Marcel Desailly (người Pháp): năm 1993 với đội Olympique de Marseille (Pháp) và năm 1994 với đội AC Milan (Italia).
Cầu thủ duy nhất đoạt cúp 4 lần với 3 CLB khác nhau: Clarence Seedorf: Ajax Amsterdam (1995), Real Madrid (1998), AC Milan (2003, 2007)
Huấn luyện viên giành nhiều cúp nhất: Bob Paisley, dẫn dắt Liverpool trong giai đoạn 1974-1983 với 3 lần được tận hưởng vinh quang kể trên (1977, 1978, 1981)

Đội hình tiêu biểu của Champions League trong 15 năm (1992/1993-2006/2007):

Thủ môn :Schmeichel
Hậu vệ :Zambrotta, Desailly,Baresi, Carlos.
Tiền vệ :Beckham, Keane, Zidane, Giggs.
Tiền đạo :Nistelrooy, Raúl
the_red_devils
the_red_devils
Professional Professor
Professional Professor

Nam
Tổng số bài gửi : 225
Đến từ : everywhere
Registration date : 02/03/2009

Về Đầu Trang Go down

Champions League Empty Những cuộc lội ngược dòng ngoạn mục nhất trong lịch sử Cup C1

Bài gửi  the_red_devils Sun Mar 08, 2009 10:30 am

Trong lịch sử của đấu trường bóng đá danh giá nhất châu Âu, nhiều khi đội gặp bất lợi trước lại đoạt vé đi tiếp một cách vô cùng ngoạn mục. Trong bài 12 cuộc ngược dòng kỳ vĩ trong suốt chiều dài 50 năm tồn tại Cup C1.

Thế hệ vàng của MU mùa bóng 1956/1957.
1. MU loại Bilbao, tứ kết mùa bóng 1956/1957 (lượt đi: Bilbao 5-3 MU; lượt về MU 3-0 Bilbao)

Ở mùa bóng 1956-1957, có thể nói MU đã tập hợp được một thế hệ cầu thủ trẻ rất tài năng gồm Bobby Charlton, Duncan Edward, Tommy Taylor, Dennis Viollet, Geoff Bent, Liam Whelan....và được dẫn dắt bởi HLV huyền thoại Matt Busby. Trong lần đầu tiên bước ra đấu trường châu Âu, nhà vô địch Anh đã có bước khởi đầu rất tốt khi vượt qua Borussia Dortmund ở vòng một để tiến vào tứ kết gặp ĐKVĐ Tây Ban Nha, Athletic Bilbao. Trận lượt đi tại xứ Basque, trước lối đá kỹ thuật của đối thủ, đội bóng nước Anh đành chịu thua đậm 3-5.
Tưởng như các chàng trai trẻ của đảo quốc sương mù sẽ mất hết hưng phấn sau thất bại này, nhưng đó lại là một bài học rất bổ ích. Và nó đã giúp họ không mắc bất cứ sai lầm nào trong lượt về, để đè bẹp đối thủ bằng tỷ số 3-0, và đi tiếp với kết quả chung cuộc 6-5. Tuy nhiên, tại bán kết, các học trò của Matt Busby buộc phải dừng lại trước ĐKVĐ Real Madrid hùng mạnh (có Di Stefano, Kopa, Gento). An ủi cho "Quỷ đỏ" là cuối mùa bóng đó, họ bảo vệ thành công chức vô địch Anh. Chỉ có điều, đó là danh hiệu cuối cùng của thế hệ vàng đó, bởi hơn 9 tháng sau, vào ngày 7/2/1958, tai nạn máy bay ở Munich (trên đường trở về từ Nam Tư cũ) đã cướp sinh mạng của 8 cầu thủ: Byrne, Colman, Jones, Pegg, Taylor, Bent, Whelan và Duncan Edward.

2. Inter Milan loại Liverpool, bán kết mùa bóng 1964/1965 (lượt đi: Liverpool 3-1 Inter; lượt về: Inter 3-0 Liverpool)

HLV huyền thoại của Inter, Helenio Herrera.
Vào thời điểm đó, danh tiếng của Inter đang nổi lên như cồn tại châu Âu với chiến thuật Catenaccio do HLV lừng danh, Helenio Herrera khởi xướng. Và họ cũng chính là những nhà ĐKVĐ Cup C1. Thế nhưng, trận lượt đi trên đất Anh, Liverpool đã thành công trong việc khoan thủng hàng thủ bê tông của người Italy và giành chiến thắng 3-1. Tuy vậy, "gáo nước lạnh" đó không hề làm nguội tham vọng bảo vệ chức vô địch của Inter. Trong trận đấu 2 tuần sau tại Milano, với 2 thủ lĩnh Sandro Mazzola (hàng công) và Giacinto Fachetti (hàng thủ, và là đương kim chủ tịch hiện nay), đội quân của HLV Helenio Herrera đã lội ngược dòng thành công và thắng với tỷ số 3-0.
Tiếp đà hưng phấn này, Inter thắng luôn Benfica của "báo đen" Eusebio ở chung kết với tỷ số 1-0 và trở thành đội bóng Italy đầu tiên bảo vệ được chiếc Cup C1 châu Âu.

3. Partizan Belgrade loại Sparta Praha, tứ kết mùa 1965/1966 (lượt đi: Sparta 4-1 Partizan; lượt về: Partizan 5-0 Sparta)
Mùa bóng 65/66 là thời điểm rất mạnh của bóng đá Nam Tư cũ. Đội tuyển quốc gia đất nước này từng lọt vào trận CK Euro 1960 (thua Liên Xô cũ) và lặp lại thành tích đó vào năm 1968 (thua Italy). Trên phương diện CLB, Partizan Belgrade là lá cờ đầu với một loạt hảo thủ như Jusufi, Rasovic, Becejac, Hasanagic, Galic....
Nhưng bất ngờ đã xảy ra trong trận tứ kết lượt đi tại Praha, khi Partizan bị cuốn vào lối đá nhanh của đối thủ và sụp đổ bằng thất bại 1-4. Tuy vậy, trong trận lượt về, một bất ngờ còn lớn hơn thế đã xảy ra, trong lúc mà báo chí châu Âu đang tung hô Sparta. Vẫn những con người cũ, nhưng Partizan lại giới thiệu một tinh thần thi đấu quyết liệt đến kỳ lạ, để rồi nghiền nát đối thủ với tỷ số 5-0. Đội bóng Nam Tư cũ đi tiếp và loại luôn MU ở bán kết, giành vé tham dự trận cuối cùng với Real Madrid. Chỉ tiếc rằng, trước một đội bóng Hoàng gia Tây Ban Nha đang trong giai đoạn cuối của thời kỳ hoàng kim (còn mỗi Gento trong bộ tứ gồm anh và Puskas, Di Stefano, Kopa), nhưng Partizan đã không thể làm nên lịch sử khi thua 1-2 (dẫn trước rồi thua ngược).

4. Panathinaikos loại Crvena Zvezda, bán kết mùa 1970/1971 (lượt đi: Zvezda 4-1 Pana; lượt về: Pana 3-0 Zvezda)
Đội bóng Hy Lạp, Panathinaikos gây bất ngờ khi lọt vào đến bán kết. Việc đối đầu với nhà vô địch Nam Tư cũ Crveda Zvezda (sau này đổi tên thành Sao Đỏ Belgrade - vô địch Cup C1 năm 1991) là một thử thách cực kỳ khó khăn. Và điều đó đã được chứng minh khi Panathinaikos thua tan tác trên sân khách bằng kết quả 1-4. Thế nhưng, trong trận lượt về, dấu ấn Hy Lạp đã được đặt lên bản đồ châu Âu khi Panathinaikos tận dụng tối đa lợi thế sân nhà, thắng lại 3-0, một tỷ số vừa đủ giúp họ vào chung kết bằng lợi thế bàn thắng sân khách. Và dù thua Ajax của Johann Cruyff với tỷ số 0-2 tại trận cuối cùng, nhưng những người con của đất nước "thần thoại" vẫn xứng đáng ngẩng cao đầu.

5. AS Roma loại Dundee United, bán kết mùa bóng 1983/1984 (lượt đi: Dundee 2-0 Roma; lượt về: Roma 3-0 Dundee)

Falcao - ngôi sao người Brazil của Roma trong thập niên 80.
Đây là thời điểm băt đầu thăng hoa của bóng đá Italy khi một năm trước đó, Juventus lọt vào chung kết Cup C1 (thua Hamburg). Và AS Roma lại tiếp nối chuỗi tỏa sáng. Trận lượt đi tại Scotland chứng kiến Giallorossi chỉ biết chạy theo lối đá "kick anh rush" và thua trận 0-2. Nhưng "biển khói" tại Olimpico trong trận lượt về đã khiến Dundee choáng ngợp, cộng thêm tài năng của bộ đôi người Brazil, Falcao và Cerezo, Roma lội ngược dòng thành công bằng tỷ số 3-0. Tuy nhiên, sân Olimpico không thể giúp đội bóng áo bã trầu lần nữa khi Roma thua Liverpool 2-4 trong loạt đá luân lưu ở trận chung kết.
the_red_devils
the_red_devils
Professional Professor
Professional Professor

Nam
Tổng số bài gửi : 225
Đến từ : everywhere
Registration date : 02/03/2009

Về Đầu Trang Go down

Champions League Empty Những cuộc lội ngược dòng ngoạn mục nhất trong lịch sử Cup C1

Bài gửi  the_red_devils Sun Mar 08, 2009 10:31 am

6. Barcelona loại IFK Gothenburg, bán kết mùa 1985/1986 (lượt đi: IFK 3-0 Barca; lượt về Barca 3-0 IFK. Đội bóng xứ Catalan thắng luân lưu 5-4).
Dù được dẫn dắt bởi HLV người Anh, Terry Venables và sở hữu ngôi sao người Đức, Bernd Schuster, nhưng Barcelona không sao tránh khỏi thất bại 0-3 trong lượt đi trên sân của nhà vô địch Thụy Điển, IFK Gothenburg. Thật ra cũng không thể xem thường IFK bởi họ chính là đội đoạt Cup C3 trước đó 4 năm. Tuy thế, cầu trường Nou Camp đã hun nóng đôi chân lạnh lùng của các cầu thủ Bắc Âu, và giúp Barca thắng lại 3-0 ở lượt về. Bước vào loạt luân lưu, đội quân của HLV Venables không phạm một sai lầm nào và thắng 5-4.
Chỉ có điều, may mắn không đồng hành quá lâu với một đội nào đó. Trận chung kết diễn ra trên đất Tây Ban Nha (sân Sanchez Pirjuan của Sevilla) là một thuận lợi cho Barcelona. Nhưng họ tự biến nó thành sức ép, dẫn đến bế tắc trước Steaua Bucharest. Hòa 0-0, hai đội dắt nhau đến chấm phạt đền. Và lần này, đội đá hỏng ít hơn đã thắng. Steaua đá hỏng 2 lần, nhưng vẫn còn tốt hơn bởi đối thủ đá hỏng cả 4 lượt. Chung cuộc, đội bóng Romania thắng luân lưu 2-0 và đoạt Cup.

7. Ajax loại Panathinaikos, bán kết mùa bóng 1995/1996 (lượt đi: Ajax 0-1 Pana; lượt về: Pana 1-3 Ajax)
Mùa bóng 95/96, Ajax đang ở thời kỳ sung mãn nhất. Họ là ĐKVĐ Cup C1 với những ngôi sao như Davids, Kluivert, Seedorf....cùng HLV Louis van Gaal. Và người ta bắt đầu so sánh họ với thế hệ vĩ đại có Johann Cruyff ở thập niên 70. Nhưng trong trận bán kết lượt đi trên sân nhà, Ajax tỏ ra bế tắc trước các vị khách Hy Lạp và bất ngờ chịu thua ở những phút cuối sau pha phản công và dứt điểm chớp nhoáng của chân sút người Ba Lan, Warzycha. Phải mãi đến lượt về, bản lĩnh và sức mạnh của "ông lớn" mới bùng phát. Ajax đè bẹp Panathinaikos tỷ số 3-0, trước sự chứng kiến của hơn 40.000 cổ động viên Hy Lạp trong cơn mưa khá nặng hạt. Đội bóng Hà Lan vào chung kết nhưng không bảo vệ thành công vương miện khi thua Juventus 2-4 sau loạt đá luân lưu.

8. MU loại Juventus, bán kết mùa bóng 1998/1999 (lượt đi: MU 1-1 Juventus; lượt về: Juventus 2-3 MU)
Lúc đó, MU đang trải qua những năm tháng tươi đẹp nhất trong lịch sử. Sau khi vượt qua Inter ở tứ kết, "Quỷ đỏ" lại đối đầu với đội bóng Italy khác, Juventus, tại vòng 4 đội. Có một sự thật rất quan trọng ở thời điểm ấy khi Juventus luôn là khắc tinh của MU. Và kết quả 1-1 ở trận lượt đi (Juve dẫn trước nhờ công Conte và phải mãi đến phút 90, Ryan Giggs mới gỡ cho đội chủ nhà) đã chứng minh cho điều đó.
Sự "kỵ giơ" tiếp tục thể hiện trong 10 phút đầu trận lượt về tại Turin, khi Inzaghi lập công hai lần đưa Juventus dẫn trước 3-1 chung cuộc. Ai cũng nghĩ đội bóng Anh sẽ dừng bước trước đại gia "lắm mưu mẹo" của Italy. Nhưng bóng đá luôn cho thấy bất ngờ là vô tận. Liên tiếp Roy Keane (24') và Dwight Yorke (34') gỡ hòa và giành lợi thế cho đội khách. Bị đảo ngược kết quả chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, "bà đầm già" choáng váng và chơi một cách hoảng loạn. Đến phút 84, Andy Cole kết liễu hy vọng của chủ nhà bằng một pha dứt điểm khéo léo, ấn định chiến thắng chung cuộc 4-3.

9. MU thắng Bayern Munich, chung kết mùa 1998/1999 (MU 2-1 Bayern Munich)

Thủ môn Peter Schmeichel nâng cao Cup Champions League 1999.
Chỉ vài tuần sau khi gây sốc tại Turin, MU bước vào trận CK gặp Bayern, đội đã hòa cả hai trận với họ ở vòng bảng. Và lần gặp gỡ thứ 3 này, "Quỷ đỏ" bất lợi khi Roy Keane và Paul Scholes vắng mặt do án treo giò. Basler đưa "hùm xám" dẫn trước ngay ở phút thứ 6, bằng pha sút phạt thông minh, đánh lừa thủ thành Schmeichel. Suốt khoảng thời gian còn lại, MU bế tắc trước lối chơi chặt chẽ của đội bóng Đức.
Và khi trận đấu chỉ còn vài phút đá bù giờ khá vô nghĩa thì bất ngờ được coi là lớn nhất trong lịch sử Cup C1 đã xảy ra. Hai quả phạt góc của Beckham đã biến thành 2 pha hỗn loạn trước khung thành Bayern, tạo điều kiện để Sheringham cùng Solskjaer đệm bóng chính xác ở các phút bù giờ thứ nhất và thứ hai, đem về chiến thắng 2-1 và chức vô địch cho đội bóng áo đỏ. Đã có không biết bao nhiêu cổ động viên Bayern khóc hận và thề sẽ không xem đá bóng sau trận CK đáng nhớ đó.

10. Barcelona loại Chelsea, tứ kết mùa bóng 1999/2000 (lượt đi: Chelsea 3-1 Barca; lượt về: Barca 5-1 Chelsea)
Ở lượt đi, đội bóng xứ Catalan hùng mạnh bỗng choáng ngợp trước sự sôi động của sân Stamford Bridge, và để cho đoàn quân của HLV Viali hạ gục với tỷ số 3-1. Thậm chí Chelsea còn dẫn trước 3 bàn chỉ trong vòng 8 phút nhờ công của Zola (30'), Flo (34', 38'). Phải sang đến hiệp hai, Figo mới đem về đôi chút hy vọng cho Barca bằng bàn gỡ ở phút 64.
Và chính nhờ cái vốn ít ỏi nhưng quý giá đó, đội chủ sân Nou Camp đã lật ngược tình thế ở lượt về. Lối đá tấn công như thác đổ của Barca đã biến Chelsea thành đội bóng hạng nhì sau 3 bàn thắng của Rivaldo (24'), Figo (45') và Dani (83'). Các vị khách chỉ thoi thóp nhờ pha dứt điểm may mắn của Flo ở phút 60, để cân bằng tỷ số chung cuộc 4-4 sau 90 phút. Nhưng trong thời gian hiệp phụ, họ không thể cầm cự lâu. Rivaldo sút phạt penalty chính xác (98') cùng quả đánh đầu búa bổ của Kluivert (104') đã tiễn Chelsea về nước Anh không kèn trống. Đội quân của HLV Louis van Gaal vào bán kết trước khi thua Valencia.

11. Monaco loại Real Madrid, tứ kết mùa bóng 2003/2004 (lượt đi: Real 4-2 Monaco; lượt về: Monaco 3-1 Real)
Mùa bóng trước, khi UEFA bỏ bớt vòng đấu bảng thứ hai và thay nó bằng một vòng đấu loại trực tiếp, những đội bóng nhỏ đã hưởng lợi từ việc này. Và đó là cơ sở để bất ngờ liên tiếp xảy ra. Trên sân Bernabeu, Real dễ dàng vượt qua Monaco 4-2 bằng các bàn thắng của Helguera (51'), Zidane (69'), Figo (76'), Ronaldo (81'), và không hề để ý rằng hai bàn thua sau các pha dứt điểm của Squillaci (43') cùng Morientes (83') là hiểm họa thực sự.
"Kền kền trắng" còn chủ quan hơn ở lượt về khi Raul đưa tỷ số chung cuộc thành 5-2 ở phút 35. Và họ đã phải trả giá. Liên tiếp Giuly (45', 66'), và Morientes (48') làm lưới Casillas rung lên 3 lần sau các pha dứt điểm đẹp mắt, cân bằng tỷ số 5-5, và giật vé về cho Monaco bằng ưu thế bàn sân khách.
12. Deportivo loại AC Milan, tứ kết mùa bóng 2003/2004 (lượt đi: AC Milan 4-1 Deportivo; lượt về Deportivo 4-0 AC Milan)

Pandiani (phải) ăn mừng trước khuôn mặt thẫn thờ của Nesta.
Khi Milan đã đè bẹp đối thủ đến 4-1 ở lượt đi bằng một màn trình diễn tuyệt vời tại San Siro (Milan ghi 4 bàn chỉ trong 9 phút nhờ công Kaka 45', 49', Sheva 46', và Pirlo 53' - Deportivo chỉ có một bàn nhờ Pandiani 11'), ai cũng hình dung đến việc đội bóng Italy sẽ bảo vệ thành công chức vô địch.
Nhưng "cơn động đất" tại sân Riazor hai tuần sau đã phủ nhận tất cả. Ngay phút thứ 5 ở trận lượt về, sau cú đảo bóng loại cả Maldini và Nesta, Pandiani sút bóng hiểm hóc hạ Dida, mở tỷ số. Thời gian sau đó của hiệp một đã chứng kiến sự sụp đổ thảm hại của "ông vua". Valeron đánh đầu ngay trên tay Dida, còn Luque sút sấm sét vào góc hẹp, biến đêm 7/4/2004 là nỗi ác mộng của Rossoneri. Sau giờ nghỉ lão tướng Fran thực hiện nốt "nhát kiếm" cuối cùng, chính thức biến Milan thành cựu vô địch.
the_red_devils
the_red_devils
Professional Professor
Professional Professor

Nam
Tổng số bài gửi : 225
Đến từ : everywhere
Registration date : 02/03/2009

Về Đầu Trang Go down

Champions League Empty Lịch sử Champions League

Bài gửi  the_red_devils Sun Mar 08, 2009 10:40 am

Champions League 180px-UEFA_Champions_League_logo


Năm 1954, Gabrief Hanot - nhà báo thuộc báo L'Equipe - đã đề xuất một giải thi đấu giữa các đội vô địch bóng đá các quốc gia châu Âu. Tháng 1 năm 1955, báo L'Equipe đã gửi bản dự thảo "European Cup" đến nhiều câu lạc bộ bóng đá. Ngày 2 tháng 4 năm 1955, 16 đại diện các câu lạc bộ đã thảo luận bản dự thảo này và thông qua sau 3 giờ đồng hồ.

Trận đấu đầu tiên đã diễn ra ngày 4 tháng 9 năm 1955 tại Lisbon (Bồ Đào Nha) giữa Sporting Lisbon và FK Partizan (Nam Tư), kết quả hòa 3-3. Và đội vô địch đầu tiên là Real Madrid (giải có 16 đội tham dự).

Từ mùa bóng 1991/1992, giải được đổi tên thành "UEFA Champions League". Và đến mùa bóng 1997/1998, có một sự thay đổi lớn trong điều lệ giải, ngoài các đội vô địch quốc gia, các đội có thứ hạng cao trong mỗi giải vô địch (tùy theo mỗi quốc gia) cũng có quyền tham dự. Mùa bóng năm 2005/2006 và 2006/2007, 3 quốc gia Tây Ban Nha, Anh và Ý được quyền cử 4 đội tham gia.

Nhạc hiệu

Bản nhạc nền Cúp C1 Châu do do nhà soạn nhạc người Anh Tony Britten soạn theo phong cách của nhà soạn nhạc người Đức George Frideric Hadel (1658-1759), được giàn nhạc Royal Philharmonic Orchestra (London - Anh) trình bày. Bản nhạc có mang nhiều âm hưởng của bản Zadok the Priest của Handel.

Chiếc cúp

Champions League 180px-Champions_League_trophy

Cúp cao 74cm, nặng 8kg và đắt giá nhất khoảng 200.000 Franc. Đội đoạt cúp còn được nhận 20 Huy chương vàng và một phiên bản cúp, đồng thời có quyền giữ chiếc cúp thật trong vòng một năm trước khi trao lại cho UEFA "trong tình trạng nguyên xi" (nếu hư hại sẽ bị phạt nặng), một tháng trước trận chung kết lần sau. Nếu 3 lần liên tiếp đoạt chức vô địch, hoặc 5 lần khác nhau, đội có quyền sở hữu vĩnh viễn chiếc cúp và lúc này UEFA phải làm một chiếc cúp khác hoàn toàn giống hệt.


Được sửa bởi the_red_devils ngày Tue Mar 10, 2009 10:25 am; sửa lần 1.
the_red_devils
the_red_devils
Professional Professor
Professional Professor

Nam
Tổng số bài gửi : 225
Đến từ : everywhere
Registration date : 02/03/2009

Về Đầu Trang Go down

Champions League Empty Re: Champions League

Bài gửi  the_red_devils Sun Mar 08, 2009 10:41 am

Quy định

Các đội tham dự và thể thức thi đấu

Từ khởi đầu tới mùa bóng 1996-1997

Kể từ khi ra đời với tên gọi Cúp C1, giải đấu này chỉ dành cho các đội đoạt chức vô địch quốc tại giải vô địch hạng cao nhất của các quốc gia châu Âu là thành viên của UEFA và đội đương kim vô địch của mùa giải trước - đang giữ cúp.

Vì vậy, nếu một đội bóng không bảo vệ được danh hiệu vô địch trong nước nhưng đoạt được cup C1 thì năm sau tiếp tục được dự giải và quốc gia đó sẽ là nước duy nhất có 2 đội dự Cup C1. Nếu đội vô địch Cúp C1 đồng thời đoạt "cú đúp" - vô địch cả giải trong nước thì quốc gia đó vẫn chỉ có 1 đội dự Cup này như những nước khác. Trong cả trường hợp đội vô địch Cup C1 bị xuống hạng ở giải trong nước vẫn được dự giải này trong mùa bóng tiếp theo.

Thể thức duy nhất mà UEFA áp dụng từ năm 1955 tới năm 1991 là phân cặp đấu loại trực tiếp từ vòng đầu tới vòng cuối cùng. Vòng đầu có 32 đội, lần lượt qua 5 lượt tới trận chung kết còn 2 đội.

Mùa bóng 1986-1987, vòng 1 Cup C1 chỉ có 31 đội tham dự do sự cố chính trị làm vắng mặt 1 thành viên. Do đó đội đương kim vô địch là Steaua Bucharest của Rumani được vào thẳng vòng 2.

Từ mùa bóng 1991-1992, Cup C1 đổi tên thành Champions League - Giải đấu của các nhà vô địch. Sau 2 vòng loại đầu tiên, 8 đội mạnh nhất chia 2 bảng đấu vòng tròn để chọn ra 2 đội đầu bảng vào chung kết.

Real Madrid là đội bóng giữ kỷ lục lâu bị loại ở Cup C1 nhất. Tính từ khi tham gia năm 1955 tới năm 1960, Real Madrid liên tục vô địch Cup này 5 năm và chưa từng bị loại. Tới mùa bóng 1960-1961, Real cùng FC Barcelona là đội vô địch trong nước cùng đại diện cho Tây Ban Nha dự giải. Do thời đó chưa có quy định hạt giống nên việc bốc thăm ngẫu nhiên khiến Real Madrid và Barcelona gặp nhau ngay vòng đầu. Kết quả Barcelona đã loại Real bằng kết quả hoà 2-2 ở sân Bernabeu và thắng 2-1 ở sân Nou Camp. Đó là lần đầu tiên Real Madrid bị loại ở Cup C1.

Từ mùa bóng 1997-1998

UEFA mở rộng số đội tham dự, cho phép các nước có thành tích cao nhất được cử 2 đại diện tham dự - đội vô địch và đội á quân. Do số đội tăng lên, số đội dự vòng bảng là 16 và do đó có 4 bảng sau 2 vòng đầu. 8 đội đứng đầu 4 bảng lọt vào vòng tứ kết, đấu loại trực tiếp tới chung kết.

Trong những năm tiếp theo, do sức ép từ phía nhóm G-14, các đội bóng mạnh và giàu có ở châu Âu, UEFA mở rộng đối tượng tham dự Champions League hơn, cho phép 3 quốc gia có thành tích cao nhất được cử tới 4 đội tham dự, các nước có thành tích thấp hơn có số đội tham dự giảm dần, để tạo điều kiện cho những đội bóng giàu có có cơ hội đoạt Cup này ngay cả khi không vô địch trong nước nhiều năm liền.

Các vòng loại cho các đội yếu từ những nước có hệ số điểm thấp được thu xếp từ mùa hè để bắt đầu vào tháng 9, vòng 1 bắt đầu là vòng đấu bảng với số đội tham gia là 32 đội tại 8 bảng đấu.

Quy định mở rộng đối tượng tham dự này khiến cho giải thực chất không còn đúng với tên gọi "giải đấu của các nhà vô địch" - Champions League nữa.

Quy định hiện nay

- Vòng sơ loại đầu tiên: gồm 22 đội vô địch quốc gia các nước được xếp hạng từ 27 và thấp hơn.
- Vòng sơ loại thứ nhì: gồm 28 đội (11 đội thắng của vòng sơ loại đầu tiên, 11 đội vô địch của các quốc gia xếp từ 16 đến 26 và 6 đội á quân của các quốc gia có các thứ hạng từ 10 - 15).
- Vòng sơ loại thứ ba: gồm 32 đội (14 đội thắng của vòng sơ loại thứ hai, 6 đội vô địch của các quốc gia có thứ hạng từ 10-15; 3 đội á quân của các quốc gia có thứ hạng từ 7 - 9; 6 đội hạng 3 của các quốc gia có thứ hạng từ 1-6 và 3 đội hạng tư của các quốc gia có thứ hạng từ 1 -3).
- Vòng đấu bảng thứ 1: gồm 32 đội, chia làm 8 bảng (4 đội/bảng): 16 đội thắng vòng sơ loại thức 3, đội đương kim vô địch, 9 đội vô địch của các quốc gia có thứ hạng từ 1- 9, 6 đội á quân của các quốc gia có thứ hạng từ 1-6.
Sau khi thi đấu vòng tròn, hai đội đứng đầu mỗi bảng sẽ được vào vòng sau.
- Vòng đấu bảng thứ 2: 16 đội chia thành 4 bảng. Sau khi thi đấu vòng tròn, hai đội đầu mỗi bảng vào vòng tứ kết.

Kề từ mùa giải 2003-2004, Các đội vào vòng đầu bảng thứ 2 sẽ bốc thăm phân cặp đấu loại trực tiếp 2 lượt đi và về.

- Vòng tứ kết: Bốc thăm phân cặp đội đấu loại trực tiếp.
- Bán kết:
- Chung kết:

Có tất cả 239 trận đấu.

- Các đội bị loại tại vòng loại thứ 3 được chuyển sang thi đầu từ vòng 1 cúp UEFA, và xếp hạng 3 tại vòng đấu bảng thứ 1 sẽ được chuyển sang thi đấu tại vòng 3 cúp UEFA.
the_red_devils
the_red_devils
Professional Professor
Professional Professor

Nam
Tổng số bài gửi : 225
Đến từ : everywhere
Registration date : 02/03/2009

Về Đầu Trang Go down

Champions League Empty Re: Champions League

Bài gửi  the_red_devils Sun Mar 08, 2009 10:42 am

Thể thức bốc thăm phân cặp


- Vòng đấu bảng thứ nhất: các CLB cùng một liên đoàn không chung bảng.
- Vòng đấu bảng thứ hai: các CLB cùng một liên đoàn cũng như từng gặp nhau tại vòng bảng thứ 1 không chung bảng.
- Vòng tứ kết (các đội nhì bảng gặp các đội đầu bảng): 2 đội cùng liên đoàn, từng gặp nhau tại vòng bảng thứ 1, từng gặp nhau tại vòng bảng 2 không gặp nhau tại tứ kết. Những đội nhì bảng sẽ đấu lượt đi trên sân nhà.
- Vòng bán kết: bốc thăm phân cặp đấu lượt đi và về.
- Chung kết: đấu 1 trận duy nhất trên sân trung lập. Nếu hòa đá 2 hiệp phụ.
- Tại tứ kết và bán kết nếu sau 2 lượt tổng tỷ số bằng nhau sẽ đá hiệp phụ cổ điển (không tính bàn thắng vàng hay bạc), nếu vẫn hòa sẽ đá luân lưu xác định đội thắng thua.

Xếp hạng vòng bảng


Đội thắng được 3 điểm, hòa 1 điểm, thua 0 điểm. Trong trường hợp có hai hay nhiều đội bằng điểm nhau sau khi vòng đấu bảng kết thúc, việc phân định ngôi thứ sẽ dựa trên các tiêu chuẩn sau:

- Giành được nhiều điểm hơn trong các trận đối đầu trực tiếp.
- Có hiệu số bàn thắng bại cao hơn trong các trận đối đầu trực tiếp
- Ghi được nhiều bàn thắng trên sân của đối phương hơn trong các trận đối đầu trực tiếp.
- Có hiệu số bàn thắng bại của tất cả các trận đấu trong bảng cao hơn
- Ghi được nhiều bàn thắng hơn trong tất cả các trận đấu trong bảng
- Hệ số điểm của quốc gia vào thời điểm đầu mùa bóng (Hệ số này do UEFA thiết lập và xếp hạng)
the_red_devils
the_red_devils
Professional Professor
Professional Professor

Nam
Tổng số bài gửi : 225
Đến từ : everywhere
Registration date : 02/03/2009

Về Đầu Trang Go down

Champions League Empty 10 trận Chung kết Cup C1 kinh điển nhất

Bài gửi  the_red_devils Sun Mar 08, 2009 10:50 am

10. Liverpool 3 Borussia Monchengladbach 1 (1977)
Champions League 432034878ab5268d53
Liverpool đã có chức vô địch đầu tiên trong 5 chức vô địch của họ với chiến thắng tuyệt vời ở Roma. Kevin Keegan là một ngôi sao trong lần gặp lại người Đức. Các fan của Quỷ đỏ vùng Merseyside đã rất đau lòng khi Allan Simonsen gỡ hòa cho người Đức sau bàn thắng mở tỉ số của Terry McDermott. Nhưng niềm vui của họ đã đến sau khi Tommy Smith và Phil Neal ghi 2 bàn thắng ấn định tỉ số.

9. AC Milan 4 Steaua Bucharest 0 (1989)
Champions League 432034878ab9941605
Bộ ba kì diệu Marco van Basten, Ruud Gullit và Frank Rijkaard đã đem về chiếc cúp C1 thứ 3 cho Milan. Những ngôi sao Hà lan đã chơi quá tốt trong trận đấu với các cầu thủ Rumani tại Barcelona. Những bàn thắng của Milan đã tạo nên một đêm huyền diệu ở sân Noucamp.

8. Celtic 2 Inter Milan 1 (1967)
Champions League 432034878abc2ceca2
Những ngôi sao của Celtic đã tỏa sáng tại sân Lisbon Lions trong cái đêm huyền ảo giữa lòng thủ đô Bồ Đào Nha. Inter, đội đã tiến đến trận chung kết với lối đá đổ bê tông dưới sự dẫn dắt của siêu sao Sandro Mazzola là một lẽ hiển nhiên trong mùa bóng đó. Nhưng những chàng trai Scotland đã chơi cánh quá tốt và có 2 bàn thắng của Gemmell và Stevie Chalmers

7. Real Madrid 4 Reims 3 (1956)
Champions League 432034878abe1b5ed4
Lần đầu tiên lọt vào trận chung kết C1 châu Âu, Real khi đó là một đội bóng không thể cản phá đã vượt qua Riem và có chiếc cúp vô địch đầu tiên trong chuỗi 5 chức vô địch liên tiếp sau đó. Đội bóng Pháp Reims đã có 2 bàn thắng chỉ trong vòng 10 phút đầu tại Paris nhưng Madrid đã có niềm cảm hứng từ Alfredo di Stefano và họ đã lội ngược dòng thành công.

6. Manchester United 4 Benfica 1 (1968)
Champions League 432034878ac100eff0
10 năm sau thảm họa Munich, Ngài Matt Busby đã dẫn dắt United đi đến trận chung kết C1. Benfica khi đó là một quyền lực ở châu Âu nhưng những chàng trai của Sir Busby đã làm lên điều kì diệu với những ngôi sao sáng như George Best, Brian Kidd và Charlton.

5. Benfica 5 Real Madrid 3 (1962)
Champions League 432034878ac39dae8c
Real vẫn là một khái niệm đáng sợ khi họ có mặt ở Amsterdam trong trận chung kết năm đó. Người Tây Ban Nha đã nhìn thấy một viễn cảnh tươi đẹp khi Alfredo di Stefano lập hat-trick. Nhưng Benfica đã gỡ hòa trước khi tài năng trẻ 20 tuổi Eusebio hoàn tất chiến thắng.

4. AC Milan 4 Barcelona 0 (1994)
Champions League 432034878ac5d08fe8
Đoàn quân Milan hùng mạnh đã tạo ra một cơn mưa bàn thắng tại trận chung kết năm đó. Mặc dù thiếu vắng siêu hậu vệ Franco Baresi và Alessandro Costacurta, đội bóng nước Ý vẫn đè bẹp người khổng lồ xứ Catalan Barca và làm lu mờ những cái tên như Romario hay Hristo Stoichkov. Dejan Savicevic đã có một cú hat-trick cho Milan tại Athens năm đó.

3. Manchester United 2 Bayern Munich 1 (1999)
Champions League 432034878ac781fbc9
Sẽ không ai có thể quên được trận chung kết kì lạ tại Barcelona năm 99 khi mà Bayern đánh mất chức vô địch chỉ sau 5 phút cuối trận. Khi trận đấu bước sang những phút đá bù giờ, Teddy Sheringham đã gỡ hòa cho Man U bằng một pha đánh đầu hiểm hóc. Và các cổ động viên của United đã có cảm giác như đang mơ sau khi Ole Gunnar Solskjaer ghi bàn ấn định tỉ số cho Quỷ đỏ. Đây đúng là một trận cầu không thể tin được và hết sức kì diệu.

2. Real Madrid 7 Eintracht Frankfurt 3 (1960)
Champions League 432034878ac9371cd8
Frankfurt đã có một sự khởi đầu không thể quên được trong cái đêm ở Glasgow đó nhưng Real đã phá hỏng niềm vui của người Đức bằng một màn trình diễn khó tin với 7 bàn thắng chỉ trong 46 phút. Những siêu sao đã viết lên một câu chuyện thần thoại với 4 bàn thắng của Ferenc Puskas và cú hat-trick của Alfredo di Stefano. Trận đấu đó cũng là lần vô địch sau cùng trong chuỗi 5 lần vô địch liên tiếp của đội bóng Hoàng gia Tây Ban Nha.

1. Liverpool 3 AC Milan 3 (2005)
Champions League 432034878acb236c2c
Liverpool đã bị thủng lưới 3 bàn khi hiệp 1 kết thúc và dường ai cũng nghĩ là họ đã hết cơ hội. Nhưng linh hồn của đội bóng, Steven Gerrard đã thắp lên ngọn lửa hi vọng cho Quỷ đỏ bằng bàn thắng rút ngắn tỉ số xuong 1-3. Sau đó các cầu thủ của Liverpool đã chiến đấu hết mình và gỡ hòa 3-3. Trận đấu phải giải quyết thắng thua bằng những loạt đá luân lưu định mệnh và Liverpool đã giành chiến thắng trong một đêm khó tin ở Istanbul. Đây là một trận chung kết C1 siêu kinh điển, quá kì lạ và khó tin đối với toàn thể giới túc cầu giáo trên thế giới.
the_red_devils
the_red_devils
Professional Professor
Professional Professor

Nam
Tổng số bài gửi : 225
Đến từ : everywhere
Registration date : 02/03/2009

Về Đầu Trang Go down

Champions League Empty Top 10 cầu thủ đáng sợ nhất trong lịch sử Champions League

Bài gửi  the_red_devils Mon Mar 09, 2009 9:35 am

Champions League đã đi tới những vòng đấu knock-out và sự thành bại của 16 đội bóng có thể được quyết định bởi phút tỏa sáng của một cá nhân nào đó. Hãy cùng điểm qua 10 chân sút có thể tạo nên những bất ngờ như thế trước giờ khai cuộc.



10. Ronaldinho (Barcelona)
Champions League RONALDINHO-1
Dù có thể bị chỉ trình bằng phong độ xuống dốc không phanh nhưng màn trình diễn kỹ thuật siêu đẳng cùng đường chuyền quyết định hay phút xuất thần trong những trận quyết định vẫn khiến nhiều chuyên gia phải xếp siêu sao của Barca này vào dạng đầy nguy hiểm tại Champions League.


9. Wayne Rooney (Manchester United)
Champions League Wr
Đầy dũng mãnh và tràn trề thể lực, có thể Wayne Rooney không có nhiều kinh nghiệm chinh chiến tại đấu trường châu Âu nhưng sự lỳ lợm đến ngại nhiên của một tiền đạo tuổi ngoài 20 đủ giúp anh có thể ghi được những bàn thắng từ bất kỳ vị trí nào quanh khu cấm địa đối phương. Một con át chủ bài của HLV Ferguson bên cạnh Ronaldo.


8. Fernando Torres (Liverpool)
Champions League Torres1902081-2
Không còn hy vọng ở giải quốc nội, Liverpool giờ đây trông chờ vào Champions League và cứu cánh cho họ chính là tiền đạo đắt giá Fernando Torres. Thậm chí nhiều người mong chờ vào sự tỏa sáng của anh để cứu nguy cho chiếc ghế lung lay hơn bao giờ hết của người thầy đồng hương Rafael Benitez.


7. Emmanuel Adebayor (Arsenal)
Champions League Training2210200741np2
Sự tỏa sáng đầy ngạc nhiên của cầu thủ này trong màu áo Arsenal. Khi Thierry Henry đã ra đi, Van Persie chấn thương, Eduardo chưa kịp hòa nhập, Adebayor liên tiếp lập công giúp The Gunners đạt được kết quả đầy khả quan. Đáng tiếc tại Champions League mùa này, Adebayor chưa một lần lập công và đây sẽ là lúc tuyển thủ Togo này lên tiếng.


6. Lionel Messi (Barcelona)
Champions League MESSI
Trẻ người nhưng thi đấu đầy tiểu xảo nhưng “tiểu Maradona” khiến mọi người phải kính nể bằng những bàn thắng đầy ngoạn mục. Một khi cả Henry lẫn Eto’o tịt ngòi, anh có thể là tâm điểm của hàng công của Barca trong những trận quyết định.


5. Zlatan Ibrahimovic (Inter Milan)
Champions League Ibrahimovic1902081-4
Không được quá chú ý ở bình diện châu lục nhưng chính Ibrahimovic đang là chân sút hàng đầu tại Cúp C1 mùa này (cùng với Cristiano Ronaldo). Cao lớn nhưng đầy kỹ thuật, Cầu thủ xuất sắc nhất Thụy Điển có thể giúp Inter vươn cao hơn tại đấu trường châu Âu tiếp sau những thành công tại Serie A.


4. Didier Drogba (Chelsea)
Ko có hình minh họa_ Đã được sửa bởi Admin
Bỏ qua một bên những tuyên bố muốn rời bỏ Emirates, tiền đạo Drogba luôn được coi là vũ khí mạnh nhất mà Chelsea có trong đội hình đầy rẫy sao của mình. Nhưng sự kết hợp giữa anh và tân binh Nicolas Anelka có thể là vấn đề khiến HLV Avram Grant đau đầu giải quyết.


3. Ruud van Nistelrooy (Real Madrid)
Champions League Ruud-van-nistelrooy
Kể từ khi bị HLV Alex Ferguson ruồng rẫy khỏi MU, Van Nistelrooy vẫn tỏ ra rất sung sức và đều đặn ghi bàn trong màu mới Real Madrid. Ở tuổi 31, nhiều người cho rằng đây là cơ hội tốt nhất để Nistelrooy tỏa sáng giúp Kền kền trắng đăng quang tại Champions League.


2. Cristiano Ronaldo (Manchester United)
Champions League Cr
Đang ở đỉnh cao phong độ thậm chí có cơ hội đoạt Giày vàng châu Âu, Ronaldo chính là mũi nhọn đáng sợ nhất của MU dù anh thi đấu bên cánh phải. Liệu những pha đi bóng sở trường và tần suất ghi bàn đáng sợ của mình, anh có giúp MU mơ về cú ăn 3 vĩ đại như từng làm được năm 1999?


1. Kaka (AC Milan)
Champions League Kaka1902081-2
Dù thi đấu đầy khổ sở ở giải trong nước nhưng kinh nghiệm thi đấu quốc tế của ĐKVĐ AC Milan vẫn là rất đáng nể. Dường như Cúp C1 như là giải đấu tốt nhất đối với đội bóng sọc đỏ đen khi sự thanh thoát trong lối chơi của CLB được thể hiện rõ qua sự tỉnh táo, sáng tạo và đầy hiệu quả của nhạc trưởng, linh hồn đội Ricardo Kaka.


Được sửa bởi the_red_devils ngày Tue Mar 10, 2009 10:25 am; sửa lần 1.
the_red_devils
the_red_devils
Professional Professor
Professional Professor

Nam
Tổng số bài gửi : 225
Đến từ : everywhere
Registration date : 02/03/2009

Về Đầu Trang Go down

Champions League Empty ac

Bài gửi  Green Monster [Admin] Tue Mar 10, 2009 10:01 am

Bó tay, chưa thấy ai như ông, tự post,...tự trả lời
Ông bị lỗi trong tấm hình của Didier Drogba (Chelsea), tui đã sửa lại rùi....xóa hình đi!
Green Monster [Admin]
Green Monster [Admin]
Admin
Admin

Nam
Tổng số bài gửi : 101
Age : 27
Đến từ : Việt Nam
Registration date : 28/02/2009

http://lvt2skulvip.foruml.biz

Về Đầu Trang Go down

Champions League Empty Bài hát chính thức của Champions League

Bài gửi  the_red_devils Tue Mar 10, 2009 10:30 am

Là 1 bài giao hưởng đặc biệt , bất hủ của bóng đá bài hát Champions League!
The champions!

Lời:
Ce sont les meilleure equipes
Es sind sie allerbesten mannschaften
The main event
Die meister, Die besten
Les grande equips
The champions!
Une grande reunion
Eine grosse sportliche veranstaltung
The main event
Ils sont les meilleurs
Sie sind die besten
These are the champions
Die Meister, Die Besten
Les grandes equipes
The champions!
Die Meister, Die Besten
Les grandes equipes
The champions!


Được sửa bởi the_red_devils ngày Mon Mar 16, 2009 11:06 am; sửa lần 1.
the_red_devils
the_red_devils
Professional Professor
Professional Professor

Nam
Tổng số bài gửi : 225
Đến từ : everywhere
Registration date : 02/03/2009

Về Đầu Trang Go down

Champions League Empty Videoclip chung kết Champions League mùa giải 1998/1999

Bài gửi  the_red_devils Tue Mar 10, 2009 10:49 am



Trận chung kết tuyệt vời nhất vớisự hội tụ của mọi cung bậc cảm xúc
the_red_devils
the_red_devils
Professional Professor
Professional Professor

Nam
Tổng số bài gửi : 225
Đến từ : everywhere
Registration date : 02/03/2009

Về Đầu Trang Go down

Champions League Empty Re: Champions League

Bài gửi  abcdefg Tue Mar 10, 2009 8:07 pm

Thằng này rảnh! Nhưng mà nể mày thật, post như cái máy. Định thanks cho mày phát nhưng ko biết làm sao
abcdefg
abcdefg
Professional Professor
Professional Professor

Nam
Tổng số bài gửi : 132
Age : -977
Registration date : 09/03/2009

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết