LVT 2skul for VIP only
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Manchester United

5 posters

Trang 2 trong tổng số 2 trang Previous  1, 2

Go down

Manchester United - Page 2 Empty Mu từ A-Z

Bài gửi  the_red_devils Sat Mar 07, 2009 4:55 pm

Manchester United ---> H

*Herd, David
Quốc tịch Anh
Ngày sinh 15/4/1934
Số lần khoác áo 262(1)
Số bàn thắng 144

Mạnh mẽ trong không chiến với cú sút đầy uy lực,tiền đạo David Herd đã có 1 tỉ lệ ghi bàn rực rỡ với hơn 1 bàn thắng sau 2 trận đấu.Bên cạnh ngưòi đá cặp Denis Law,những bàn thắng của ông gồm cả 2 bàn thắng trong trận chung kết thắng lợi trứoc Leicester City tại cúp Fa năm 1963.Ông đã ghi đựoc 24 bàn thắng trong năm 1966 và đã có đựoc 2 danh hiệu vô địch giải vô địch các năm 1965 và 1967.1 Chấn thưong gẫy chân đã buộc ông ra khỏi đội hình năm 1967 và sau khi thất bại trong việc lấy lại vị trí của mình,Herd đã chuyển sang chơi cho Stoke City vào 7/1968.Ngày nay ông vẫn là 1 ngưòi nắm giữ vé xem mùa giải ở sân Old Trafford.

*Hill, Gordon
Quốc tịch Anh
Ngày sinh 28/6/1947
Số lần khoác áo 132(1)
Số trận giữ sạch lưới 51

Với những bàn thắng và phong cách chơi không thể lưòng trứoc của mình,Gordon Hill đã trở thành 1 cầu thủ đựoc yêu thích của các cổ động viên trung thành United.Phòng ngự không chỉ đơn giản là 1 cụm từ trong từ điển của ông,ông là 1 cầu thủ đá dạt biên và đá cánh nhưng hoàn toàn có thể ghi những bàn thắng.51 bàn thắng trong 132 trận vẫn là 1 trong những tỉ lệ ghi bàn tốt nhất của 1 cầu thủ chạy cánh tại Old Trafford.Hill đã chơi 2 trận chung kết FA Cup,giành 1 huy chưong bạc năm 1976 và 1 danh hiệu vô địch năm 1977.Tuy nhiên,năm 1978,ông bất ngờ bị bán sang Derby bởi huấn luyện viên mới Dave Sexton,nguời muốn 1 lối chơi ít ung dung hơn.

*Howard, Tim
Quốc tịch Mỹ
Ngày sinh 6/3/1979
Số lần khoác áo 44
Số trận giữ sạch luới 17

Thủ thành người Mỹ gia nhập Manchester United từ CLB New York/New Jersey Metrostars mùa hè năm 2003, sau 5 năm gắn bó với đội bóng này.Tim đã giành khá nhiều danh hiệu trong khoảng thời gian thi đấu tại quê nhà như Thủ môn xuất sắc nhất trong năm, Nhà hoạt động nhân đạo New York...

Tim còn được biết đến với nghị lực phi thường của mình. Anh bị chứng động kinh từ khi mới 15 tuổi, và tưởng như không thể thi đấu chuyên nghiệp được với căn bệnh thất thường này. Nhưng Tim đã vượt qua tất cả để chứng minh tài năng và đẳng cấp của mình. Anh không chỉ cống hiến cho bóng đá, mà còn là một trong những thành viên đi đầu của Tổ chức chống hội chứng động kinh bang New Jersey, với mục tiêu mở rộng tầm nhìn của cộng đồng về căn bệnh và những người mắc bệnh

Gia nhập đội quân Áo đỏ, Tim ngay lập tức khẳng định anh sẽ trở thành người kế vị hoàn hảo cho vị trí của Peter Schemeichel bằng một nửa đầu rất ấn tượng của mùa giải 2003/2004. Tuy nhiên,sau đó phong độ của anh trồi sụt khá thất thường và trong nhiều trận đã mất vị trí chính thức về tay Roy Carroll. Đến mùa giải 2006-2007, anh đã bị mang cho Everton mượn.

Thành tích với United: 2004 FA Cup

*Hughes, Mark
Quốc tịch Xứ Wales
Ngày sinh 1/11/1963
Số lần khoác áo 448(14)
Số bàn thắng 163

Nhắc đến các tiền đạo hàng đầu trong kỷ nguyên bóng đá hiện đại vương quốc Anh, không ai có thể bỏ qua được Mark Hughes, chuyên gia của những cú volley “ngả bàn đèn” ngọan mục.
Hughes không phải là mẫu tiền đạo chuyên săn bàn, song khả năng kiến thiết bóng của ông thuộc vào lọai nhất hạng. Kỹ thuật cá nhân của Hughes cũng không quá xuất sắc, nhưng khả năng cầm, che, và giữ bóng thì khó ai sánh bằng. Hughes là 1 mắt xích cực kỳ quan trọng trong lối chơi phản công nhanh của MU vào cuối những năm 1980 đầu 1990. Mỗi khi các hậu vệ áo đỏ cướp được bóng, họ thường chuyền lên cho Hughes, ông giữ vai trò cầm banh, thu hút hàng thủ đối phương, để các đồng đội có thời cơ băng lên chiếm giữ những vị trí xung yếu. Ngòai sân cỏ, Hughes là người trầm tĩnh, điềm đạm, nhưng trong khi thi đấu thì cũng dũng mãnh chẳng kém chi ai, có những cầu thủ như Hughes thì các trận đấu sẽ chẳng bao giờ nhàm chán.

Sinh ngày 1 tháng 11 năm 1963 tại Wrexham, Wales, Mark Leslie Hughes được đào tạo ngay chính tại đội trẻ của Manchester United. Năm 1983, Hughes được thăng lên đội 1, thi đấu trận đầu tiên vào ngày 26 tháng 10 gặp Port Vale. 2 năm sau, MU giành chức vô địch cúp FA, còn bản thân Hughes được nhận danh hiệu Cầu Thủ Trẻ Xuất Sắc Nhất nước Anh do Hiệp Hội Các Cầu Thủ Nhà Nghề (PFA) trao tặng. Danh hiệu này hết sức xứng đáng, do Hughes đã thi đấu xuất sắc và ghi được cả thảy 17 bàn trong mùa 1985/1986.( trong suốt những năm còn lại của sự nghiệp, số bàn thắng trong 1 năm của ông không bao giờ đạt được con số này 1 lần nữa). Các CLB lớn của Châu Âu tranh nhau chữ ký của Mark Hughes, và chính Hughes cũng mong muốn được phiêu lưu tại 1 môi trường mới. Năm 1986, ông chuyển sang Barcelona với giá 2 triệu bảng.

Dường như có 1 cái “dớp” cho các ngôi sao của MU, rằng hễ họ mà rời Old Trafford thì sẽ không còn giữ được phong độ, Mark Hughes cũng không là ngọai lệ. Mùa bóng đầu tiên của ông tại Nou Camp là 1 thảm họa, thi đấu 28 trận chỉ ghi vỏn vẹn được 4 bàn. Sang đến mùa 1987-1988, ông chơi cho Bayern Munich theo hợp đồng cho mượn, thành tích có khá hơn chút ít, với 18 trận và 6 bàn, nhưng so với thời kỳ còn ở MU thì vẫn là quá kém cỏi. Thất vọng vì Hughes, Barcelona rao bán ông sau mùa bóng 1988, và người đầu tiên xếp hàng chờ mua, không ai khác, chính là…ngài Alex Ferguson. Tiền chuyển nhượng lần này là 1 triệu 6, như vậy tổng cộng Hughes rớt giá 400 000 bảng.

Trở lại Old Trafford, Mark Hughes như cá lại về sông, ông lại tiếp tục phong độ chói sáng, với những đường chuyền sắc sảo, và những cú “ngả bàn đèn” tuyệt vời. Phong độ ấy đã đem lại cho Hughes 2 danh hiệu Cầu Thủ Xuất Sắc Nhất Nước Anh của PFA vào các năm 1989 và 1991. Fan MU mê say các bàn thắng đẳng cấp của Hughes, trong số đó có cú sút từ góc cực hẹp trong trận chung kết Cúp C2 châu Âu năm 1991, đem về thắng lợi cho MU trước Barcelona, cú lốp bóng từ khỏang cách 25 mét tại trận gặp Manchester City năm 1989, và pha volley kinh điển vào phút cuối cùng, gỡ hòa cho Quỷ Đỏ trước Oldham trong trận bán kết cúp FA năm 1994.

Từ đầu thập niên 1990 trở đi, Mark Hughes cùng MU giành hàng lọat danh hiệu: Cúp FA 1990(Hughes ghi bàn trong trận chung kết MU-Crystal Palace 1-0), cúp C2 và Siêu Cúp châu Âu 1991, League Cup 1992. Từ khi Eric Cantona đến Old Trafford, những thành tích lại càng nhiều thêm , với 2 chức VDQG năm 1993 và cú đúp năm 1994. Tuy không mấy ưa nhau, nhưng trên sân cỏ thì Hughes và Cantona luôn là 1 cặp bài trùng ăn ý. Cặp bài trùng tan rã vào năm 1995, khi ngài Alex Ferguson quyết định trẻ hóa đội hình và đẩy Mark Hughes, lúc ấy phong độ vẫn rất cao, sang Chelsea.

Suốt trong 1 thập kỷ, Mark Hughes là 1 tượng đài ở Old Trafford, chính vì vậy quyết định bán ông đã gây nên không ít ngạc nhiên, và cả phẫn nộ, cho các fan hâm mộ. Nhưng rồi thời gian đã chứng tỏ quyết định này không gây tổn hại gì đến cả 2 phía, MU vẫn tiếp tục thành công mà không có Hughes, còn Hughes cũng vẫn tỏa sáng tại Chelsea, những bàn thắng của ông có ít đi, nhưng khả năng cầm bóng và kiến tạo vẫn còn đó. Tại Chelsea, Hughes giành thêm 2 cúp FA, và trở thành cầu thủ duy nhất tại Anh 4 lần đọat cúp này. Rời Chelsea năm 1998, ông lần lượt thi đấu cho Southampton (98-00), Everton (00-01) và Blackburn(01-02), trước khi giã từ sân cỏ ở tuổi 39. Trong những năm cuối đời cầu thủ, Hughes chủ yếu giữ vai trò dự bị chiến lược.

Điều đáng tiếc nhất trong đời Mark Hughes là chưa bao giờ được tham dự 1 giải đấu lớn như World Cup hay Euro, do đội tuyển xứ Wales quá yếu. Ông khóac áo Wales suốt 17 năm, từ 1983 đến 2000, thi đấu 72 trận và ghi được 16 bàn thắng. Từ năm 1999 đến 2004,Mark Hughes cũng đảm nhận luôn cương vị HLV đội tuyển xứ Wales.Tháng 9 năm 2004, ông ký hợp đồng dẫn dắt CLB Blackburn Rovers.

Danh hiệu:

1985 FA Cup
1990 FA Cup
1991 Cúp C2
1991 Siêu Cúp Châu Âu
1992 League Cup
1993 VDQG
1994 VDQG
1994 FA Cup
the_red_devils
the_red_devils
Professional Professor
Professional Professor

Nam
Tổng số bài gửi : 225
Đến từ : everywhere
Registration date : 02/03/2009

Về Đầu Trang Go down

Manchester United - Page 2 Empty Mu từ A-Z

Bài gửi  the_red_devils Sat Mar 07, 2009 4:57 pm

Manchester United ---> I

*Ince, Paul
Quốc tịch Anh
Ngày sinh 21/10/1967
Số lần khoác áo 272(5)
Số bàn thắng 28

Đã từng được coi là một trong những người hùng của sân Old Trafford nhưng giờ đây trong mắt NHM United, anh được coi là Kẻ Phản Bội bị nguyền rủa. Sự kiêu ngạo của Ince cũng là một sự thiếu tôn trọng tới NHM và làm ảnh hưởng phần nào đến bộ mặt của United khi quyết định rời "Nhà hát của giấc mơ" gia nhập một đội bóng đối đầu với Quỷ Đỏ trong giải ngoại hạng Anh,đó cũng là đội bóng mang sắc đỏ, Liverpool tại Anfield. Có hề chi khi anh cũng đã kịp ghi bàn thắng cuối cùng của mình vào tháng 5 năm 1999. Nếu có một điều gì để nói thêm về Ince thì đó là sự kiện khi Liver bị thua lỗ tài chínhvà đúng 1 tháng sau khi về chơi ở đây Ince trở thành cầu thủ bị bán đi đầu tiên,nếu tự hào là cầu thủ khoác áo đỏ 2 lần thì có lẽ anh sẽ vui hơn nữa khi được mặc cái thứ 3....vì đội bóng mua Ince là Boro nhưng với cái giá vọn vẹn khoảng 1 triệu Bảng.Thật đáng buồn khi nói rằng, Liverpool không cần Ince thêm nữa.

*Cộng hoà Ireland
Cộng hoà Ireland hay Ailen mặc dù không có giải thi đấu bóng đá chuyên nghiệp nhưng lại là nơi đào tạo ra nhiều nhân tài bóng đá, xuất hiện trong hệ thống thi đấu của nước Anh .... Đó cũng là nơi mà những cái tên như Johnny Carey, Noel Cantwell, Frank Stapleton, Paul McGrath, Denis Irwin và Roy Keane đã được sinh ra, họ là những huyền thoại sống - những cầu thủ đã cống hiến hết mình vì Manchester United. Dường như những cầu thủ ở xứ sở này đã giúp United đăng quang cúp vô địch Châu Âu năm 1968 cũng không khác gì so với lần lên ngôi lần tứ hai vào năm 1999. Dù ít nhưng họ đã và sẽ mãi được coi là những nhân tố tạo lên một trong những đội bóng lớn ở Châu Lục và Thế Giới. Nếu nói United có số cổ động viên đông nhất trên thế giới thì cũng không thể bỏ qua Ailen nơi có đến 35 hội cổ động lớn nhỏ được thành lập, thậm chí đã có rất nhiều những cuộc viếng thăm sân Old Trafford được tổ chức mỗi tuần.

*Irwin, Denis
Quốc tịch Cộng hoà Ailen
Ngày sinh 31/10/1965
Số lần khoác áo 499(18)
Số bàn thắng 33

12 năm ở Old Trafford, Denis Irwin cần cù bền bỉ bên đường biên trái. Trầm lặng không phô trương, điềm tĩnh không ồn ào, nhưng những gì anh đóng góp cho Quỷ Đỏ quả là vô giá. Trong số những huyền thọai MU hiện đã giã từ sân cỏ, Irwin cũng là người có bảng thành tích phong phú nhất, với 15 danh hiệu các lọai.

Denis Joseph Irwin sinh ngày 31-10-1965 tại Cork, Cộng Hòa Ireland, cùng quê với Roy Keane. Năm 18 tuổi, anh bắt đầu sự nghiệp tại Leeds United, trước khi chuyển sang Oldham Athletic vào năm 1986. Sau 4 mùa giải đóng vai trụ cột trong hàng phòng vệ Oldham, Irwin đến Old Trafford năm 1990 với giá chuyển nhượng 650 000 bảng. Ngày 25 tháng 8 năm 1990 đánh dấu lần đầu tiên anh ra sân trong màu áo MU, ở trận gặp Coventry.

Trong mùa bóng đầu tiên ở MU, Irwin chơi vị trí hậu vệ cánh phải. Năm 1991, anh được đẩy sang cánh trái để nhường chỗ cho tân binh Paul Parker. Từ đó trở đi, hành lang trái trở thành độc quyền của Irwin. Anh lên xuống nhịp nhàng, thủ tốt mà công cũng hay. Có thể nói Irwin là 1 trong những hậu vệ cánh có khả năng tham gia tấn công tốt nhất ở châu Âu, với tốc độ nhanh, khả năng xoay trở khéo léo, những đường chuyền dài thông minh và các cú tạt bóng đầy nguy hiểm. Thêm vào đó, Irwin cũng thường xuyên thực hiện những cú sút từ xa cực mạnh, trước khi David Beckham “ra ràng”, chính anh là chuyên gia đá phạt của MU. Là hậu vệ, nhưng Irwin ghi được không ít những bàn thắng đẹp, chẳng hạn như bàn thắng từ cú sút xa 25 mét trong trận thắng Coventry 1-0 năm 1993, từ pha sút phạt siêu đẳng trong trận gặp Liverpool cũng năm 1993, hay từ pha lừa bóng điệu nghệ và dứt điểm trong trận gặp Wimbledon tại vòng 5 cúp FA năm 1994.

Không như nhiều cầu thủ khác, phong độ của Denis Irwin lúc nào cũng ổn định, không lên xuống thất thường. Quan trọng hơn, trước những trận đấu lớn, anh lúc nào cũng vẫn điềm tĩnh, ung dung. Cứ lặng lẽ mà tiến bước, Irwin gặt hái cùng MU hết danh hiệu này đến danh hiệu khác, khởi đầu từ cúp C2 và Siêu Cúp châu Âu năm 1991, League Cup năm 1992, cho đến 2 cú đúp các năm 1994 và 1996, cùng với 2 chức VDQG các năm 1993 và 1997.

Mùa bóng 1998-1999, ở tuổi 33, Irwin càng chứng tỏ mình là chỗ dựa vững vàng cho Quỷ Đỏ. Khi sức ép tăng cao, anh đứng ra đảm nhận những trách nhiệm khó khăn, quyết định nhận trở lại nghĩa vụ thực hiện các quả penalty. Trong 5 trái phạt đền MU được hưởng mùa đó, Irwin đá 4 trái, và lần nào cũng thành công. Sai lầm duy nhất của Irwin trong mùa 98-99 là chiếc thẻ đỏ trong trận bán kết cúp FA, khiến anh không được tham gia trận chung kết gặp Newcastle United. Nhưng chiến thắng huy hòang tại giải VQDG và Champions League dĩ nhiên là quá dư để bù đắp cho niềm nuối tiếc nho nhỏ ấy.

Sau vinh quang 1999, phong độ của Irwin vẫn được duy trì, có điều thể lực sút giảm không cho phép anh thi đấu với mật độ dày đặc như trước. Trong mùa 1999-00, nhiều trận anh không ra sân, nhường vị trí cho hậu vệ trẻ người Pháp Mikael Silvestre. Năm 2000, anh quyết định từ giã đội tuyển quốc gia Ireland để dành sức thi đấu cho United, nhưng cùng với tuổi tác, sự có mặt của anh trên sân cũng thưa hơn, và vai trò chuyên gia đá penalty cũng dần dần được anh trao lại cho Paul Scholes. Irwin lần thứ 500 khóac áo MU trong trận đấu gặp Leicester tại Old Trafford vào đúng ngày lễ Thánh Patrick (Thánh bảo hộ dân tộc Ireland) năm 2001.(*) HLV Alex Ferguson tôn vinh Irwin trong trận đấu ấy bằng cách đặc cách trao cho anh chiếc băng thủ quân vốn thuộc về Roy Keane.

Irwin 1 lần nữa đeo băng đội trưởng MU vào ngày 12 tháng 5 năm 2002, trong trận đấu chia tay của anh tại Old Trafford. Ở tuổi 36, anh vẫn chưa muốn nghỉ ngơi, nên chỉ 2 tháng sau đã tiếp tục ký hợp đồng với đội hạng nhất Wolverhampton Wanderers, CLB anh hâm mộ thời còn thơ ấu. Chỉ sau 1 năm, lão tướng Irwin đã góp công lớn đưa Wolverhampton thăng lên ngọai hạng. Thi đấu ở ngọai hạng được 1 mùa, Wolves rớt trở lại hạng nhất. Có lẽ với độ tuổi gần tứ tuần như Irwin thì hạng nhất là nơi thích hợp hơn cho anh.

Ở đội tuyển quốc gia Ireland, với phong độ luôn luôn ổn định, Irwin là lựa chọn số 1 ở vị trí hậu vệ trái trong suốt 10 năm. Sau lần đầu chơi cho Ireland trong trận gặp Morocco năm 1990, anh có tổng cộng 56 lần khóac áo tuyển quốc gia, ghi được 4 bàn thắng, từng tham dự World Cup 1994.
the_red_devils
the_red_devils
Professional Professor
Professional Professor

Nam
Tổng số bài gửi : 225
Đến từ : everywhere
Registration date : 02/03/2009

Về Đầu Trang Go down

Manchester United - Page 2 Empty Mu từ A-Z

Bài gửi  the_red_devils Sat Mar 07, 2009 4:59 pm

Manchester United ---> J

*Johnsen, Ronny
Quốc tịch Nauy
Ngày sinh 10/6/1969
Số lần khoác áo 128(19)
Số bàn thắng 7

Chuyển đến thi đấu cho Manchester United từ câu lạc bộ Bestikas của Thổ Nhỹ Kỳ năm 1996 với mức phí chuyển nhượng là 1,5 triệu bảng, Ronny Johnsen là một trong những hậu vệ cừ khôi mà câu lạc bộ của chúng ta có được, Johnsen là một hậu vệ có nền tảng thể lực tốt và có khả năng không chiến rất giỏi. Tuyển mộ được anh là một món hời đối với Sir Ferige’s, Johnsen là một cầu thủ đa năng và anh có thể chơi được ở nhiều vị trí trong hệ thống phòng ngự của câu lạc bộ, ngoài ra anh cũng có thể chơi cả được ở vị trí tiền vệ trung tâm và anh đã hoàn thành rất tốt vai trò của mình ở vị trí này khi thay thế cho Roy Keane lúc đó bị chấn thương trong mùa giải 97 – 98.

Mùa giải 1998 – 1999 là mùa giải tuyệt vời đối với cá nhân Johnsen khi anh là sự lựa chọn số một cho vị trí đá cặp với trung vệ thép Jaap Stam trên mọi đấu trường mà Manchester United tham gia. Johnsen cũng đã thi đấu 4 trận trong đội hình đội tuyển Na Uy ở vòng chung kết World Cup France 98 và là người đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bắt chết tiền đạo số một của đội tuyển Brazil lúc đó là Ronaldo.

Năm 1999 Johnsen cùng với các đồng đội tại Manchester United đã giành cú ăn ba vĩ đại có một không hai trong lịch sử.

Nhưng sự nghiệp thi đấu của Johnsen cũng gặp khá nhiều trắc trở khi anh thường xuyên gặp phải những chấn thương nghiêm trọng, và những chấn thương quái ác do chiếc đầu gối mang lại đã làm cho Johnsen bỏ lỡ gần như toàn bộ mùa giải 1999 – 2000.

Đến mùa giải 2001 – 2002 một lần nữa những chấn thương nghiêm trọng đã ảnh hưởng rất nhiều đến sự nghiệp thi đấu của anh. Anh ngày càng trở nên đơn độc khi suốt ngày phải bó gối trên băng ghế dự bị do những chấn thương đeo đẳng và cuối cùng anh cũng được giải thoát bằng bản hợp đồng chuyển sang thi đấu cho câu lạc bộ Aston Villa mùa hè năm 2002

*Jordan, Joe
Quốc tịch Scotland
Ngày sinh 15/12/1951
Số lần khoác áo 125 (1)
Số bàn thắng 41

Jordan là một hộ công dũng cảm không ngại va chạm, có kỹ thuật và khả năng không chiến rất tốt. Chuyển sang Manchester United từ Leeds United với một mức phí chuyển nhượng kỷ lục lúc bấy giờ là 350 nghìn bảng Anh. Trong khoảng thời gian thi đấu cho Manchester United ông đã ghi được tổng cộng 41 bàn thắng trong tổng số 125 lần ra sân thi đấu và ông nhanh chóng trở thành một tiền đạo nổi tiếng được nhiều fans hâm mộ tôn vinh làm thần tượng.
Đến năm 1981 ông rời Manchester Unted để chuyển sang đội bóng có màu áo đỏ đen AC Milan với mức phí chuyển nhượng là 325 nghìn bảng Anh và bến đỗ cuối cùng trong sự nghiệp cẩu thủ của ông là tại hai câu lạc bộ của Anh là Southampton và Bristol City.
the_red_devils
the_red_devils
Professional Professor
Professional Professor

Nam
Tổng số bài gửi : 225
Đến từ : everywhere
Registration date : 02/03/2009

Về Đầu Trang Go down

Manchester United - Page 2 Empty Mu từ A-Z

Bài gửi  the_red_devils Sat Mar 07, 2009 5:01 pm

Manchester United ---> K

*Kanchelskis, Andrei
Quốc tịch Nga
Ngày sinh 23/1/1969
Số lần khoác áo 129(29)
Số bàn thắng 36

Chắc chắn là Kanchelskis đã có những ngày tháng tốt đẹp nhất của mình khi khoác áo câu lạc bộ Manchester United. Với một phong cách thi đấu chững chạc điềm tĩnh cộng với khả năng bứt phá như tên bắn của mình Kanchelskis đã nằm trong tốp những cầu thủ ghi được nhiều bàn thắng nhất với 14 lần sút tung lưới đối phương trong mùa giải 94 – 95. Chính những phẩm chất nổi bật đó mà anh nhanh chóng trở thành một cầu thủ chạy cánh nổi tiếng và được nhiều cổ động viên của United mến mộ và anh cũng trở thành một thành viên quan trọng trong đội bóng.

Trong khoảng thời gian cống hiến cho Manchester United Kanchenskis đã giành được 2 chức vô địch Premier League trong những năm 1992 và 1993 ngoài ra anh cũng đã từng một lần đoạt chức vô địch League Cup và một chiếc cúp FA.

Vì vậy không có gì là lạ khi tháng 7 năm 1995 Kanchenskis đã rời Manchester United để chuyển sang thi đấu cho câu lạc bộ Everton với mức giá chuyển nhượng là 5 triệu bảng sau những tin đồn anh có dính líu và quan hệ với các Mafia Nga. Sau đó một khoảng thời gian anh chuyển sang thi đấu cho đội bóng Italia Fiorentina và đã giành được đôi chút thành công tại đây trước khi trở về Scotland thi đấu cho Glasgow Rangers.

*Kenyon, Peter
Peter Kenyon là giám đốc điều hành của Manchester United sau khi tiếp quản vị trí này từ Martin Edwards vào tháng 8 năm 2000.Ngay khi trở thành giám đốc điều hành của câu lạc bộ Kenyon đã hứa rằng sẽ cố gắng đưa tập đoàn United plc vươn lên một tầm cao mới và cải thiện hình ảnh của tập đoàn với các fans hâm mộ bằng cách bổ nhiệm một giám đốc truyền thông mới cho câu lạc bộ. Ngoài ra ông cũng đã ban hành một bản thông báo về các chức năng và nguyên tắc chủ yếu trong câu lạc bộ giúp cho tầm nhìn của các cổ động viên ngày càng quan trọng hơn. Với sự xuất hiện của mình ông và Sir Alex Ferguson đã có mối quan hệ rất tốt (trái ngược với giám đốc cũ Martin Edwards) và trong những năm tháng nắm quyền của mình ở câu lạc bộ ông đã liên tiếp gây ra 3 cú sốc trong làng bóng đá Anh khi thực hiện những hợp đồng chuyển nhượng với giá kỷ lục. Kenyon cũng đã giành được những thành công nhất định khi mang về cho câu lạc bộ những bản hợp đồng lớn với công ty chuyên sản xuất đồ chuyên về thể thao khổng lồ Nike và có sự thoả thuận trao đổi hình ảnh và hợp tác làm ăn với câu lạc bộ bóng bầu dục lớn nhất nước Mỹ là New York Yankees. Ít ra Kenyon cũng đã làm cho các fans của United tin tưởng vào mình đối lập hẳn với người tiền nhiệm trước kia là Martin Edwards. Sau khi rời câu lạc bộ để sang làm giám đốc điều hành cho câu lạc bộ Chelsea, người đã được uỷ quyền lên thay thế là David Gill, giám đốc điều hành hiện nay của Manchester United.

*Kidd, Brian
Quốc tịch Anh
Ngày sinh 29/5/1949
Số lần khoác áo 255 (9)
Số bàn thắng 70

Brian Kidd là cầu thủ đã thi đấu đầy đủ cho Manchester United trên cả 4 mặt trận trong mùa giải 1967 – 1968. Ông chính là người đã ghi bàn thắng thứ 3 cho United trong trận thắng 4 – 1 trước câu lạc bộ Benfica để rồi sau đó giương cao chiếc cúp châu Âu đầu tiên trong lịch sử câu lạc bộ Manchester United. Ông đã chứng minh khả năng của mình trong sự nghiệp thi đấu bóng đá đỉnh cao, trong 5 năm tiếp theo Kidd đã có những cố gắng đáng kể và rồi đến năm 1974 ông rời câu lạc bộ để chuyển sang thi đấu cho Arsenal và tiếp theo là câu lạc bộ Man City. Ông trở lại với United năm 1985 với tư cách là huấn luyện viên trưởng của đội trẻ Manchester United và rồi sau đó trở thành người trợ thủ đắc lực cho Sir Alex Ferguson.
Sau những năm tháng thành công ở thập kỷ 90 với Manchester United, ông đã chuyển sang dẫn dắt câu lạc bộ Blackburn Rovers sau khi giành được cú ăn ba vĩ đại với Man United. Trớ trêu thay sau khi chuyển sang dẫn dắt Blackburn ông đã đẩy câu lạc bộ này xuống áp chót bảng xếp hạng ngay mùa giải đầu tiên và ông đã bị sa thải sau chuỗi thành tích nghèo nàn trong mùa giải tiếp theo với Blackburn. Hiện nay Kidd đang là huấn luyện viên phó của câu lạc bộ Leeds United, một vị trí tương tự khi còn bên cạnh huấn luyện viên Alex Ferguson.
the_red_devils
the_red_devils
Professional Professor
Professional Professor

Nam
Tổng số bài gửi : 225
Đến từ : everywhere
Registration date : 02/03/2009

Về Đầu Trang Go down

Manchester United - Page 2 Empty Mu từ A-Z

Bài gửi  the_red_devils Sat Mar 07, 2009 5:03 pm

*Keane, Roy Maurice
Quốc tịch Cộng hoà Ailen
Ngày sinh 10/8/1971
Số lần khoác áo 403 (18)
Số bàn thắng 47

Anh khởi đầu sự nghiệp bóng đã với câu lạc bộ Cobh Ramblers, Brian Clough đưa anh đến với câu lạc bộ Nottingham Forest năm Keane 18 tuổi. Keane nhanh chóng tiến bộ và được thi đấu ở đội hình 1. Trận đấu đầu tiên anh thi đấu trong màu áo Nottingham là trận gặp Liverpool ở giải vô địch quốc gia Anh năm 1990. Kết thúc mùa giải đầu tiên ở Nottingham anh được xuất hiện trong trận chung kết cúp FA và cùng với Nottingham Keane giành được chức vô địch đầu tiên trong sự nghiệp cầu thủ của mình. Ở mùa giải sau, Keane cũng trở lại sân Wembley nhưng lần này anh phải nhận một trận thua, trước Manchester United câu lạc bộ của Keane lúc đó là Notting ham đã chịu thua 0 – 1 trong trận chung kết League Cup.

Vào tháng 7 năm 1993 Roy Keane chuyển sang thi đấu cho Manchester United với một cái giá chuyển nhượng kỷ lục lúc bấy giờ là 3,75 triệu bảng. Trong khoảng thời gian đầu tiên tại United Keane đã được thử sức ở nhiều vị trí khác nhau như vị trí hậu vệ cánh phải hay tiền vệ phải trước khi anh được bố trí chơi ở vị trí tiền vệ trung tâm. Roy đã giúp sức cho Manchester United giành được 3 chức vô địch quốc gia anh Premier League và giành thêm 2 cú đúp năm 1994 và 1996. Kể từ khi Paul Ince chuyển đi Keane đã thi đấu ở vị trí tiền vệ trung tâm và trở thành trái tim của đội bóng “quỷ đỏ thành Manchester”. Kết thúc mùa giải 1996- 1997, khi King Eric từ giã sự nghiệp thi đấu Keane chính là người kế tục chiếc băng đội trưởng của Manchester United.


Mùa giải 1998 – 1999 có lẽ là mùa giải khó quên nhất trong sự nghiệp cầu thủ của Roy Keane, anh chính là người truyền động lực thi đấu đằng sau những thành công của câu lạc bộ mùa bóng đó. Trong trận bán kết lượt về Champions League gặp Juventus mùa bóng đó anh đã thi đấu bằng tất cả lóng nhiệt huyết của mình, dù khi đó anh đã biết mình sẽ phải vắng mặt trong trận chung kết vì phải nhận thẻ vàng trong một pha truy cản tiền đạo đối phương.


Roy Keane đã thi đấu vô cùng xuất sắc trong mùa giải 1999- 2000 khi anh giành được 2 danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất trong năm do PFA bầu chọn và danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất mù giải do các nhà báo bầu chọn. Khả năng lãnh đạo và quyết tâm chính là nguồn động lực đằng sau những chiến thắng của Manchester United. Sau khi thấy có sự nhòm ngó của các câu lạc bộ lớn như Inter, Bayern, Lazio ban lãnh đạo của Manchester United đã nhanh chóng xúc tiến việc ký tiếp một bản hợp đồng mới với Roy Keane và trong bản hợp đồng đó Keane đã trở thành cầu thủ được trả lương cao nhất tại giải ngoại hảng Anh khi anh nhận được 100 nghìn bảng mỗi tùân (so với 52 nghìn bảng 1 tuần trước kia).

Mùa bóng 2000 – 2001 sẽ luôn luôn được nhớ mãi khi là mùa giải Keane có những cuộc tranh cãi bùng nổ. Anh đã công kích những thành tích của đội bóng trong nhiều thời điểm, Keane đã nói vè những khía cạnh rất của đội bóng và phê phán thái độ thi đấu của một số đồng đội. Sẽ không có điều nghi ngờ gì ở đây khi mà Keane vẫn nhận được huy chương vàng Champions League năm 1999 nhưng anh lại không được chơi trong trận chung kết , anh cảm thấy như không phải là mình thực sự giành được chiếc cúp châu Âu.


Đến mùa giải 2001 -2002 Keane lại lên tiếng phê phán phong độ thi đấu tệ hại của Manchester United hồi giữa mùa giải. Tiền vệ này đã phá vỡ sự giới thiệu của Juan Sebastien Veron nhưng cho đến sau kỳ nghỉ giáng sinh United lại bắt đầu mạch chiến thắng. Trong trận đối đầu với Deportivo ở vòng tứ kết Champions League Keane đã trở lại sau khi gặp phải những chấn thương về gân kheo kéo dài và kể từ đó anh xuất hiện trong đội hình chính cho đến khi kết thúc mùa giải.

Một sự bình phục nhanh một cách kỳ diệu đã giúp tiền vệ người Ailen này trở lại sau 3 tuần bị chấn thương nhưng anh vẫn phải kết thúc mùa bóng trong nỗi thất vọng trên đấu trường châu Âu. Cho dù đã giành được kết quả hoà 1 – 1 trên sân khách nhưng Manchester United vẫn phải kết thúc giấc mơ được thi đấu ở trận chung kết trên sân vận động ở Glasgow do luật bàn thắng sân nhà sân khách.


Bỏ qua những sự việc rắc rối và không vui ở đội tuyển quốc gia anh trở lại thi đấu cho màu áo của United trong mùa giải mới nhưng anh gần như ngay lập tức biến mất chỉ sau 3 trận đấu đầu mùa do bị liên đoàn bóng đá Anh treo giò. Sau khi cuốn tự truyện của Keane được phát hành rộng rãi trong đó anh có thừa nhận rằng hành động phạm lỗi dẫn đến chấn thương của tiền vệ Man City Haaland là một hành động trả đũa của anh đối với những pha chơi bẩn của Haaland trước đó. Chính vì những lời nói trong cuốn tự truyện đó mà Keane đã bị các quan chức trong liên đoàn bóng đá Anh điều tra và quyết định treo giò anh trong 6 trận đấu.

Trong khoảng thời gian bị treo giò đó Sir Alex Ferguson đã quyết định cho Keane phẫu thuật dứt điểm về chấn thương hông của anh để tránh những nguy hiểm de doạ đến sự nghiệp cầu thủ của anh sau này. Thật may mắn là ca phẫu thuật đã diễn ra rất thành công và anh đã trở lại thi đấu trong đội hình chính thức của Man United từ tháng 12.

Sang mùa giải 2003 – 2004 Ferguson đã phần nào nhận thấy sức ép tuổi tác của anh và đã cho Keane nghỉ ngơi trong một số trận đấu của United trong mùa giải mặc dù vậy anh vẫn phải nhận khá nhiều chấn thương trong suốt mùa giải vì những lý do khác nhau. Keane cũng đã làm cho mọi người rất ngạc nhiên khi quyết định quay trở lại thi đấu cho đội tuyển quốc gia Ailen. Với sự thuyết phục của HLV trưởng đội tuyển Ailen là Brian Kerr cộng với niềm mong mỏi khát khao được cống hiến tất cả tài năng của mình cho đội tuyển quốc gia Keane đã trở lại với vai trò thủ lĩnh trong màu áo đội tuyển quốc gia Ailen.

Tháng 11/2005, vì 1 vài lí do xích mích, Keano đã đột ngột chia tay sân Old Trafford, nơi đã từng gắn bó với anh suốt 12 năm, để chuyển tới thi đấu cho Celtic và ngay lập tức giành danh hiệu đầu tiên trong màu áo mới - vô địch Scotland.

Ngày 10/5/2006, Roy Keane đã trở lại Manchester để tham dự trận đấu tôn vinh anh. Trận đấu cũng là lời cảm ơn của Keano tới BHL, đồng đội và tất cả những người hâm mộ đã luôn yêu mến anh. Trong trận đấu này, Keane chơi 1 hiệp trong màu áo Celtic, một hiệp trong màu áo United. Trận đấu kết thúc với tỉ số 2-1 nghiêng về United.

Buổi lễ tôn vinh khép lại bằng những lời tạm biệt tuy ngắn ngủi những rất ý nghĩa mà Keane dành cho người thầy Sir Fergie, các đồng đội cũ, cũng như tất cả CĐV Manchester, những người mà anh đã gắn bó trong quãng thời gian 12 năm thành công và đẹp đẽ nhất. "Tôi sẽ nhớ những giây phút này trong suốt những năm tháng còn lại của cuộc đời mình. Sân Old Trafford sẽ mãi là ký ức đẹp. Chúc chiến thắng!" là những lời cuối Roy Keane dành cho tất cả...

Tuy nhiên, vì chấn thương hông kéo dài cũng như lời khuyên của các bác sĩ, vào hôm Thứ hai ngày 12/6/2006, Roy Keane đã tuyên bố sẽ giã từ sự nghiệp thi đấu chuyên nghiệp của mình.

1 vài nét chính trong sự nghiệp của Roy Keane:

Trận đấu đầu tiên trong màu áo United : gặp Norwich ngày 15 tháng 8 năm 1993

Trá trị chuyển nhượng : 3,5 triệu bảng

Số lần thi đấu cho đội tuyển quôc gia Ailen : 59 (9 bàn thắng)

Những thành tích nổi bật của Roy Keane trong màu áo Manchester United từ năm 1993 đến năm 2004 :

3 chiếc cúp FA vào các năm 1994, 1999 và 2004
4 siêu cúp Anh năm 1993, 1996, 1997 và 2003
7 chức vô địch quốc gia Anh vào các năm 1994, 1996, 1997, 1999, 2000, 2002 và năm 2003.
1 cúp liên lục địa năm 1999
1 cúp C1 Champions League năm 1999
the_red_devils
the_red_devils
Professional Professor
Professional Professor

Nam
Tổng số bài gửi : 225
Đến từ : everywhere
Registration date : 02/03/2009

Về Đầu Trang Go down

Manchester United - Page 2 Empty Mu từ A-Z

Bài gửi  the_red_devils Sat Mar 07, 2009 5:06 pm

Manchester United ---> L

*Law, Denis
Quốc tịch Scotland
Ngày sinh 24/2/1940
Số lần khoác áo 393(6)
Số bàn thắng 236

Trong thập niên 1960, khi Eric “The King” Cantona còn nằm trong nôi, Denis Law đã nổi danh là Ông Vua Của Old Trafford. Các fan hâm mộ điên cuồng vì Law, do mỗi khi ra sân, Law đều thi đấu bằng tất cả trái tim.

Chàng trai xứ Scot ấy luôn dũng mãnh tiến lên và không bao giờ lùi bước, chàng làm kinh hòang các thủ môn đối phương với 1 khả năng làm bàn thiên phú có thể sút bóng vào khung thành từ bất kỳ 1 góc độ nào. Có thể nói ở Law hội tụ đầy đủ những phẩm chất của 1 tiền đạo siêu hạng, ông sút tốt cả 2 chân, đánh đầu giỏi, kỹ thuật cá nhân tuyệt vời, cộng thêm vào đó là bản năng sát thủ, luôn xuất hiện đúng lúc đúng nơi. Người ta bảo rằng tầm nhìn của Law luôn vượt hẳn mọi người, do đó mà ông luôn là cầu thủ “thấy trước” được những cơ hội.

Tuy chiều cao chỉ ở mức trung bình và thân hình hơi mảnh khảnh, Denis Law mang trong mình 1 “trái tim sư tử” và 1 khả năng bật nhảy của chúa sơn lâm. Ông không ngại va chạm với những đối phương cao to lực lưỡng, và, cũng như Pele, thường xuyên bật cao hơn những hậu vệ to lớn hơn mình để đánh đầu ghi bàn. Luôn ra sân với chiếc áo tay dài được xắn cong điệu đàng nơi cổ tay, Law tạo cho mình 1 phong cách riêng biệt thật *** nhã và thanh lịch. Nhận xét về Law, đồng đội George Best thán phục rằng “anh ấy có thể ghi bàn ngay khi chỉ có 1 phần trăm cơ hội”. Nhưng không chỉ thế mà thôi, khả năng kiến thiết bóng của Law cũng xuất sắc không kém, biết bao những bàn thắng của Best là chính do Law dọn cỗ.

Denis Law sinh ngày 24-2-1940 tại Anberdeen, Scotland. Ông khởi đầu sự nghiệp vào năm 1956 tại Huddersfield. Sau Huddersfield, Law chuyển sang Italy thi đấu cho Torino. Đến năm 1962 thì ông đầu quân cho MU với giá chuyển nhượng kỷ lục nước Anh thời ấy là 115 000 bảng. Trong trận đầu tiên khoác áo MU vào ngày 18-8, gặp WBA, Law đã ghi ngay 2 bàn thắng. Kể từ đó, Law trở thành tiền đạo không thể thiếu của the Reds, các fan hâm mộ đặt cho ông biệt danh là The King. Trong 5 mùa giải đầu tiên, Law thi đấu 222 trận cho MU, ghi được 160 bàn, nhiều bàn trong số đó đẹp đến như không tưởng. Ông cùng với Bobby Charlton và George Best đã tạo thành cặp tam tấu huyền thoại, đưa MU đoạt 2 cúp VĐQG vào những năm 1965 và 1967, cúp FA năm 1963. (Đáng tiếc là Law lại không có mặt trong chiến dịch chinh phục cúp C1 năm 1968 do chấn thương đầu gối). Bộ tam tấu của MU mỗi người đều dành được 1 quả bóng vàng châu Âu trong thập kỷ 60, Denis năm 64, Bobby năm 66, và George năm 1968.

Kết thúc mùa giải 1973, Denis Law về thi đấu cho Manchester City theo hợp đồng chuyển nhượng tự do. 1 năm sau, chính ông đã ghi bàn thắng duy nhất vào phút 85 bằng 1 cú đánh gót, đem lại thắng lợi cho City trong trận Derby thành Manchester, chính thức tiễn đưa … United xuống hạng. Sau khi phá lưới United, khuôn mặt Law trở nên rầu rĩ đến tội nghiệp, chứng tỏ 1 cảm tình sâu đậm dành cho đội bóng cũ sẽ không bao giờ phai. Trận đấu ấy cũng là lần cuối cùng Law ra sân tại giải VĐQG Anh.

Denis Law kết thúc sự nghiệp cầu thủ sau khi cùng tuyển QG Scotland tranh tài tại World Cup 1974, tổng cộng Law khoác aó tuyển QG 55 lần, ghi 30 bàn thắng. Trận đấu đáng nhớ nhất của Law cho đội tuyển là vào năm 1967, khi Scotland đánh bại đối thủ truyền kiếp Anh, đương kim vô địch thế giới, 3-2 ngay tại Wembley. Trong suốt chiều dài lịch sử bóng đá Scotland, họa chăng chỉ có Kenny Dalglish là xứng đáng được đứng ngang hàng cùng Law mà thôi.

Danh hiệu:

Cúp FA 1963
Vô địch quốc gia 1965, 1967.

*League Cup
Giải đấu này chưa bao giờ giữ 1 vị trí đặc biệt trong trái tim người hâm mộ đội bóng Manchester United, thực tế là câu lạc bộ mới chỉ 3 lần đoạt đuợc nó (1992, 2006 và 2009) và thua đến 4 trận chung kết vào các năm 1983, 1991, 1994 và 2003. Cũng như thực tế rằng, chẳng có giải chính nào của Châu Âu có 1 giải đấu cúp thứ 2 và ngay chính giải thưởng của nó đã chả có tí sức hút nào. Còn tên giải thì đã nhiều lần thay đổi: đầu tiên là The Milk Cup, the littlewoods cup, the Rumbleows Cup rồi The Coca Cola Cup và ngày nay là The Worthington Cup. Với sự phát triển của Champions league và mật độ thi đấu dày đặc United không còn cách nào khác là thường chấp nhận bị loại sớm tại League Cup.

*Leeds United FC
Leeds United duờng như cho rằng họ được xếp ngang hàng với Manchester United. Những fan của họ, giống như hầu hết các fan đội bóng kình địch khác coi khinh sự giầu sang và danh lợi của United nhưng các fan của Leeds còn giành 1 sự thù ghét đặc biệt cho United, mà không có ai chắc chắn đưọc lí do vì sao. Nó gần giống như kiểu họ nhìn nhận mỗi trận đấu với United như là 1 trận derby bởi vì những trận đấu của họ gặp 2 đội bóng cùng khu vực là Sheffield United và Sheffield Wednesday thuờng chẳng có một sự kiện nào đáng nói. Họ cũng ghét cái cách nghĩ chỉ có duy nhất 1 "United" tại vưong quốc Anh, khi mọi ngưòi nói về United thì điều đó đồng nghĩa với việc họ đang nói về Manchester United, chẳng bao giờ là Leeds United, như thể là những vấn đề của duy nhất câu lạc bộ và phần còn lại thì không (thực tế là đúng như vậy,dĩ nhiên)

Đội bóng của họ thi đấu nổi bật nhất là vào đầu thập kỉ 70, mặc dù vậy họ thích hợp với việc phá hỏng mọi thứ hơn là xây và kết quả là chả thu đựoc cái gì mà lẽ ra họ đã có thể. Bọn họ là một lũ thô lỗ ghê tởm, một cách mỉa mai là đội bóng đáng ghét nhất vưong quốc Anh, giống như Manchester United của thập niên 90. Hình ảnh của thói côn đồ trong và ngoài sân cỏ vẫn còn ám ảnh Leeds đến tận ngày nay nhưng họ có đựoc 1 sự ủng hộ lớn lao đáng ngạc nhiên dành cho đội bóng mà mới chỉ có đựoc 1 danh hiệu duy nhất trong 25 năm-có lẽ là thành quả của giai đoạn thành công trong thập kỉ 70.

Những cuộc đụng độ của 2 đội bóng United vùng Lancashire và Yorkshire luôn luôn có ý nghĩa với các fan của Leeds hơn là fan của Manchester United. Đó luôn là trận đấu đầu tiên họ tìm kiếm trên bảng danh sách, đặc biệt là những trận đấu trên sân nhà, nơi họ biến Elland Road thành 1 nơi thực sự kinh khủng dành cho The Reds. Tuy nhiên United có thành tích tốt hơn nhiều trong các cụôc đối đầu trực tiếp điều gây khó chịu và tức tối cho các fan Leeds thậm chí là hơn thế.

Và càng không thể quên được Eric Cantona. Anh là cầu thủ xuất sắc nhất của Leeds trong mùa giải họ vuợt qua United giành chức vô địch 1992 và vì 1 khoản phí nhỏ đến mức khôi hài 1.2 triệu bảng anh đã đựoc bán sang United trứơc sự cay đắng của họ. Đến với đội bóng kình địch đáng ghét, trở thành 1 huyền thoại và giúp United có 5 năm thành công vô song. Một vài fan của Leeds vẫn chưa thể nuốt trôi điều đó nhưng rồi sau đó Leeds đã đánh bại Arsenal 1-0 chiến thắng đã gíup United lên ngôi vô địch mùa giải vào tháng 5/1999, kẻ phản bội Rio Ferdinand và giờ tiếp theo là Alan Smith tới Old Trafford tháng 5/2004 tiếp tục thổi bùng lên ngọn lửa đắng cay đang cháy. Leeds giờ đã không còn như ngày nào, những cuộc tỉ thí với United giờ chỉ còn trong kí ức xa vời khi đang còn lận đận ở hạng nhất với tuơng lai mờ mịt. Họ sẽ quay trở lại? Thậm chí họ sẽ sống sót? Ai biết? Ai quan tâm?
the_red_devils
the_red_devils
Professional Professor
Professional Professor

Nam
Tổng số bài gửi : 225
Đến từ : everywhere
Registration date : 02/03/2009

Về Đầu Trang Go down

Manchester United - Page 2 Empty Mu từ A-Z

Bài gửi  the_red_devils Sat Mar 07, 2009 5:09 pm

Manchester United ---> M

*Macari, Lou
Quốc tịch Scotland
Ngày sinh 4/6/1959
Số lần khoác áo 373 (27)
Số bàn thắng 97

Năm 1972, Lou (Luigi) Macari từ chối lời mời của Liverpool, và chuyển từ Celtic sang thi đấu cho Manchester United. TạI Old Trafford, dướI sự dẫn dắt của HLV Tommy Docherty, ban đầu ông thi đấu ở vị trí tiền đạo, nhưng sau được đẩy lùi về tuyến 2. Macari được coi là động lực sáng tạo trong độI hình MU lúc bấy giờ, và được các cổ động viên rất yêu mến. Ông cũng từng tham dự World Cup 1978 trong màu áo tuyển quốc gia Scotland.

Tuy thể hình không mấy cao to, nhưng sự dũng mãnh và khéo léo, cộng với lối chơi đầy nhiệt huyết và mang đậm bản sắc riêng biệt của Macari đã làm ngây ngất cầu trường Old Trafford. Ông chính là người đã ghi bàn quyết định đem lại chiến thắng cho MU trong trận chung kết cúp FA gặp Liverpool năm 1977 (đây cũng là danh hiệu duy nhất của Quỷ Đỏ trong thập niên 1970, nếu không kể cúp vô địch…giải hạng nhì năm 1975). Năm 1984, Macari rời United và chuyển sang hành nghề HLV, lần lượt ở các CLB Swindon, West Ham, Birmingham, Stoke City, Celtic, và Huddersfield.

Hiện Macari đang làm chủ 1 cửa hàng Fish&Chip (bán cá rán và khoai tây chiên) ngay sát bên SVĐ Old Trafford. Ông cũng tham gia bình luận bóng đá trên sóng truyền hình và truyền thanh cho các kênh Sky, Talksport, và MUTV.

*Manchester
Năm 70 sau Công Nguyên, người La Mã - lúc bấy giờ đang thống trị tại Anh, đã lập nên pháo đài gỗ Mancunium, và đó chính là tiền thân của thành phố Manchester hiện tại. Cùng với thời gian, dân số Manchester tăng dần lên. Thành phố lại càng phát triển mạnh mẽ nhờ sức đẩy của cuộc cách mạng công nghiệp vào thế kỷ 18. Ngày nay, Manchester là 1 trung tâm văn hóa và kinh tế, tầm quan trọng của nó chỉ đứng sau thủ đô Luân Đôn mà thôi.

Sở dĩ sân vận động của Manchester United có tên là Old Trafford, là do sân này nằm ở khu vực Old Trafford, thuộc về quận Trafford, tọa lạc tại phía tây thành Manchester. Sân vận động của Maine Road của Manchester City thì trước kia nằm ở Moss Side, phía Nam thành phố, nhưng nay đã được chuyển lên phía Đông.

Trong số các danh thủ MU sinh trưởng tại Manchester, có Paul Scholes, Nicky Butt, Wes Brown, Brian Kidd, Nobby Stiles, Wilf McGuinness và Roger Byrne. Còn anh em nhà Neville thì lớn lên tại thành phố láng giềng Bury.

*May, David
David May chuyển từ Blackburn Rovers sang Manchester United vào mùa hè năm 1994 với giá 1.2 triệu bảng. Anh là 1 trung vệ có lối chơi điềm tĩnh và chắc chắn, nhưng đáng tiếc là do bị chấn thương liên tiếp nên đã không thành công tại Old Trafford.

Trong mùa bóng đầu tiên ở United, May buộc phải chơi ở vị trí trái sở trường, nhưng đến cuối mùa 1995-96, anh đã chiếm được vai trò trung vệ chính thức. 2 năm 1996, 1997 là đỉnh cao trong sự nghiệp của May, anh ra sân thường xuyên, và giành được 2 chức VDQG, cũng như 1 cúp FA.

Sự nghiệp của May suy tàn sau vết chấn thương nặng vào năm 1998. Tuy kịp hồi phục vào tháng 4 năm 1999 để góp sức vào chiến tích vô địch cúp FA và Champions League, ngay sau đó anh lại tái phát thương tích. Chấn thương của May không bao giờ lành hẳn, và trong suốt 4 năm sau cú ăn ba lịch sử, số lần anh ra sân chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Tháng 5 năm 2003, May rời MU với tư cách cầu thủ tự do.

*McClaren, Steve
Steve McClaren từng giữ chức vụ trợ lý HLV tại Derby County. Năm 1998, ông chuyển sang làm trợ lý HLV tại Manchester United, thay thế cho người phụ tá lâu năm của ngài Alex Ferguson là Brian Kidd. Chính McClaren là người đã đi tiên phong tại Old Trafford trong việc sử dụng máy quay phim hàng loạt, cũng như máy vi tính, trong việc phân tích kỹ năng của từng cầu thủ. Ông góp công lớn trong cú ăn ba lịch sử năm 1999.

Ngài Alex Ferguson rất tin tưởng McClaren, và thường trao cho ông quyền tổ chức các buổi tập và các hoạt động giải trí cho cầu thủ MU. Khi Fergie vắng mặt, McClaren từng đảm nhiệm vai trò HLV trưởng tạm quyền. Tuy nhiên, khi nhận thấy ban quản trị United không có ý định chọn mình làm người kế vị ngài Alex, McClaren đã quyết định ra đi. Tháng 6 năm 2001, ông rời Old Trafford để thay thế Bryan Robson làm HLV trưởng CLB Middlesbrough.

*McGrath, Paul
Quốc tịch Cộng hoà Ailen
Ngày sinh 4/12/1959
Số lần khoác áo 191 (7)
Số bàn thắng 16

Paul McGrath được các cổ động viên MU trìu mến đặt cho biệt danh “Viên Ngọc Đen xứ Inchicore” (The Black Pearl of Inchicore). Được đánh giá là 1 trong những hậu vệ xuất sắc nhất thế giới thơi kỳ cuối thập niên 1980, đầu 1990. Nhưng có vẻ những chấn thương cùng thói vô kỷ luật đã khiến sự nghiệp của ông nhiều phen trắc trở.

Năm 1982, sau khi giành danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất Ireland cùng CLB St Patrick’s Athletic, McGrath được HLV Ron Atkinson đưa về MU. Với thể lực mạnh mẽ và khả năng chỉ đạo hàng thủ cực tốt, ông nhanh chóng trở thành 1 trụ cột tại Old Trafford. Ở trận chung kết cúp FA năm 1985, McGrath đã chơi xuất thần, gần như 1 mình đơn thương độc mã vô hịêu hóa toàn bộ hàng công của Everton, giúp MU bảo toàn được thắng lợi. Tuy nhiên, tật nghiện rượu của McGrath càng ngày càng nặng, và đến năm 1989, ông bị HLV Alex Ferguson bán sang Aston Villa.

Thật đáng ngạc nhiên, Villa Park lại chính là nơi McGrath tìm lại phong độ đỉnh cao. Ông đã thi đấu xuất sắc trong màu áo đội tuyển Ireland tại 2 vòng chung kết World Cup vào các năm 1990 và 1994. Đặc biệt, vào năm 1993, ông vinh dự nhận danh hiệu Cầu Thủ Xuất Sắc Nhất Nước Anh (do Hiệp Hội Cầu Thủ Chuyên Nghiệp (PFA) trao tặng). Rời Villa năm 1996, McGrath chơi cho Derby County và Sheffield United trước khi giã từ sân cỏ.

*Muhren, Arnold
Quốc tịch Hà Lan
Ngày sinh 2/6/1951
Số lần khoác áo 92 (5)
Số bàn thắng 18

Trong thời kỳ mà cầu thủ ngoại ở giải vô địch Anh hiếm như…lá mùa thu, tiền vệ Hà Lan Arnold Muhren chuyển từ CLB quê nhà FC Twente sang thi đấu cho Ipswich Town của HLV Bobby Robson vào năm 1978. Năm 1982, 1 năm sau khi đăng quang chức vô địch cúp UEFA cùng Ipswich, và khi đã ở độ tuổi 31, ông đến với Old Trafford.

Với nhãn quan chiến thuật sắc sảo và chiếc chân trái khéo léo, ngay trong mùa đầu tiên thi đấu cho MU, Muhren đã giúp đội giành được cúp FA. Trong trận chung kết United thắng Brighton 4-0 năm đó, chính ông là người ghi bàn thắng cuối cùng.

Tuy nhiên, do chấn thương nên Muhren đánh mất vị trí chính thức tại MU, và phải trở về Hà Lan chơi cho Ajax Amsterdam vào năm 1985. Năm 1988, ở tuổI 37, ông làm kinh ngạc mọi người với phong độ xuất sắc tại giải vô địch châu Âu Euro, góp phần cùng những Gullit, Van Basten, Koeman, đem về chức vô địch cho Hà Lan.

*Munich
Munich là thủ đô của nước Đức, cũng là địa điểm vụ rớt máy bay bi thảm ngày 6 tháng 2 năm 1958, khiến 8 cầu thủ MU thuộc thế hệ Busby Babes, 3 quan chức CLB, và 8 ký giả tử nạn. (Đọc thêm về thảm kịch đường băng Munich tại đây.)

Nhắc tới Munich cũng tức là nhắc tới Bayern Munich, đội bóng nổi tiếng và giàu truyền thống nhất trong lịch sử bóng đá Đức. Năm 1999, Bayern Munich đã đối đầu cùng MU trong trận chung kết Champions League không thể nào quên. MU bị dẫn trước 0-1 cho đến phút 90, nhưng đã lật ngược thế cờ 1 cách ngoạn mục bằng 2 bàn thắng muộn màng của Teddy Sheringham và Ole Gunnar Solskjaer. Chức vô địch Champions League thứ 2 trong lịch sử sau 31 năm chờ đợi đã về với Old Trafford.

*MUTV
Manchester United là câu lạc bộ đầu tiên ở Anh có kênh truyền hình riêng được phát trên hệ thống vệ tinh và cap truyền hình của Vương quốc Anh. Tuy nó không thể tường thuật trực tiếp các trận đấu (hi vọng là trong tương lai sẽ có) nhưng mỗi trận đấu đều được tường thuật lại đầy đủ. Trên kênh MUTV, bạn có thể xem được những thông tin mới nhất của clb Man United, thông tin trước và sau các trận đấu của Quỷ đỏ, chương trình phỏng vấn các cầu thủ hiện tại và cả những cầu thủ đã từng thi đấu, các trận đấu kinh điển...
the_red_devils
the_red_devils
Professional Professor
Professional Professor

Nam
Tổng số bài gửi : 225
Đến từ : everywhere
Registration date : 02/03/2009

Về Đầu Trang Go down

Manchester United - Page 2 Empty Mu từ A-Z

Bài gửi  the_red_devils Sat Mar 07, 2009 5:12 pm

*Mangnall, Ernest
Alex Ferguson và Matt Busby dĩ nhiên là những HLV huyền thọai của Đội Quân Áo Đỏ, nhưng nếu như bỏ qua Ernest Mangnall thì cũng là không được công bằng. Mangnall là HLV vĩ đại đầu tiên của Manchester United ...
là người đưa MU đếnvới những buổi bình minh đầu tiên trong lịch sử. Chính trong thời kỳ Mangnall, Old Trafford, Nhà Hát Những Giấc Mơ, đã được xây nên.

James Ernest Mangnall sinh năm 1866 tại Belmont, Bolton, con trai của ông bà Joseph và Anne. Thủơ nhỏ, ông theo học tại Bolton Grammar School và tham gia thi đấu cho đội bóng đá của trường. Cùng với bóng đá, 1 niềm đam mê khác nữa của ông là đua xe đạp. Theo tư liệu thăm dò dân số năm 1881 của Anh Quốc, vào thời điểm ấy, Mangnall sống cùng cha mẹ và cô em gái Augusta tại số 45, đường Coe, Great Bolton.

Sau những khoảng thời gian ngắn thi đấu cho Old Boys và Lancashire County, Mangnall trở thành giám đốc điều hành của CLB quê nhà Bolton Wanderers. Ngày 17 tháng 12-1899, ông chuyển sang Burnley trên tư cách HLV kiêm chủ tịch. Ở cương vị chủ tịch, Mangnall đã có công lèo lái giúp Burnley trụ vững trước những khó khăn chồng chất về tài chính. Ngày 30 tháng 9 năm 1903, ông trở thành HLV của Manchester United, thay thế cho James West.

Điểm mạnh của HLV Mangnall là 1 khát vọng mạnh mẽ, luôn vươn tới chiến thắng. Ông có biệt tài khích lệ cầu thủ và biệt nhãn trong việc săn tìm những tài năng mới. Nhờ tài cầm quân của Mangnall mà MU từ 1 CLB hạng nhì đã vươn lên thành 1 đại gia của bóng đá Anh. Đội hình thời ông vẫn được đánh giá là xuất sắc nhất trong lịch sử MU thời kỳ tiền-Busby. Tuy nhiên, nói đến thành công của Mangnall không thể không kể công sức của J.H.Davies, 1vị Mạnh Thường Quân đam mê bóng đá. Nếu không nhờ những số tiền tài trợ hào phóng của Davies thì Mangnall khó mà gầy dựng nên được 1 đôi hình mạnh mẽ, càng khó hơn để xây nên sân Old Trafford.

Vừa đặt chân về United, Magnall lập tức mua thêm nhiều tài năng mới: Harry Moger, Alex Bell, Dick Duckworth, và đặc biệt là Charlie Roberts từ Grimsby với giá 400 bảng. Lối chơi đầy cảm hứng của Charlie Roberts đã đưa MU thăng lên hạng nhất vào năm 1906. Ngòai niềm vui thăng hạng, năm 1906 này cũng đánh dấu 1 niềm vui khác, rất riêng tư, của Mangnall: ông lập gia đình cùng cô Eliza Sharpe Hobson vào ngày 12 tháng 7.

1906 là 1 năm đánh dấu niềm vui cho United và nỗi buồn cho đội bóng cùng thành phố City. Do vi phạm điều lệ, 5 thành viên ban lãnh đạo Manchester City bị Liên Đoàn cách chức, 17 cầu thủ của City cũng bị cấm vĩnh viễn, không bao giờ được thi đấu trong màu áo xanh nữa. Lợi dụng dịp may hiếm có, Mangnall nhảy ngay vào cuộc và ký liền hợp đồng với 5 cầu thủ City vừa bị đuổi, trong đó có “phù thủy xứ Wales” Billy Mere***h. Tuy nhiên, do Mere***h còn mang thêm cả án treo giò vì mua độ nên mãi đến năm 1907, ông mới khóac áo MU lần đầu tiên.

Tài năng của 1 mình Charlie Roberts chưa đủ giúp MU vươn lên thành ông lớn, nhưng mọi chuyện thay đổi với sự góp mặt của Billy Mere***h. Roberts-Mere***h lúc bấy giờ được coi là cặp cầu thủ xuất sắc nhất tòan Anh Quốc, cũng có nghĩa là xuất sắc nhất thế giới. Đội hình MU được Mangnall dựng nên xoay quanh họ. Đội hình này nhanh chóng chứng tỏ sức mạnh áp đảp bằng chức VDQG năm 1908, danh hiệu đầu tiên của MU ở 1 giải đấu hạng cao nhất. Để tưởng thưởng cho chức vô địch, ban lãnh đạo MU đài thọ cho các cầu thủ 1 chuyến du đấu tại Áo-Hung, nơi Qủy Đỏ đã đè bẹp liên quân Vienna Sport-Vienna FC 4-0, Ferencvaros 6-2 và 7-0. Ban lãnh đạo cũng nhất trí về việc xây dựng 1 SVD mới trong năm 1909, bởi 1 đội vô địch như MU thì không còn thích hợp với cái sân Clayton tuềnh toàng nữa. Ngày 19-2-1910, sân bóng mới, Old Trafford, chính thức khánh thành. Ngẫu nhiên thay, đúng vào ngày hôm ấy, 1 cơn gió lốc mạnh đã cuốn sập 1 phần khán đài sân Clayton.

Chuỗi ngày tươi đẹp của Mangnall cùng MU tiếp tục với cúp FA năm 1909 và lần thứ 2 VDQG vào mùa 1910-11. Dĩ nhiên đời không chỉ hoa hồng mà còn nhiều sóng gió, 4 tháng sau danh hiệu FA Cup 1909, tòan đội MU của ông bị Liên Đoàn treo giò vô thời hạn vì tội dám ủng hộ Công Đòan Cầu Thủ(*). Mangnall tuy thế đã không lùi bước, ông cùng Billy Mere***h và các học trò khác cương quyết tranh đấu, cho đến khi Liên Đòan phải xuống nước và rút lại quyết định.

Năm 1912, cảm thấy đội quân do mình gây dựng đã đến ngày rệu rã, Mangnall từ chức tại Old Trafford để sang nắm quyền huấn luyện Manchester City. Ông gắn bó vói City suốt 12 năm, và đã góp công xây dựng nên cầu trường Maine Road. Tháng 1 năm 1932, Mangnall từ trần.

Vài thông số về Mangnall trong thời kỳ huấn luyện MU:

Giải VDQG(hạng nhất): Thi đấu 228 trận, 109 thắng, 47 hòa, 72 bại, ghi 378 bàn, thua 333 bàn.
Giải VDQG(hạng nhì): 106 trận, 72 thắng, 19 hòa, 15 bại, ghi 236 bàn, thua 91 bàn.
Cúp FA: 39 trận, 19 thắng, 9 hòa, 8 thua, ghi 73 bàn, thua 47 bàn.

Danh hiệu:

VDQG 1908
FA Cup 1909
VDQG 1911

*McClair, Brian
Có thể Brian McClair không là 1 thiên tài như George Best hay Denis Law, cũng không phải là mẫu người đầy sức mạnh như Peter Schmeichel hay Steve Bruce. Tuy nhiên, tinh thần thi đấu tận tụy ...
cống hiến không mệt mỏi, cùng với sự trung thành với màu áo đỏ đã bù lại cho sự thiếu hụt tài năng thiên phú của McClair, và tên tuổi anh xứng đáng được đứng ngang hàng với các huyền thọai khác tại Old Trafford

McClair sinh năm 1963 tại Airdrie-Scotland, anh bắt đầu sự nghiệp bóng đá với tư cách cầu thủ tập sự tại Aston Villa vào năm 1980, đến tháng 8 năm 1981 thì về Scotland đá cho Motherwell. Vốn là người hiếu học, McClair vừa thi đấu vừa theo học khoa Toán ở đại học Glasgow.

Tháng 6 năm 1983, McClair chuyển sang Celtic với giá chuyển nhượng 75,000 bảng.Tại đây, anh giành được cúp Quốc gia năm 1985 và Cúp Vô địch quốc gia năm 1986; cùng năm này anh còn được bầu là "cầu thủ xuất sắc nhất Scotland". Thành tích ghi 99 bàn trong 145 trận tại Scotland khiến McClair lọt vào mắt xanh của HLV Alex Ferguson. Mùa hè năm 1987,Ferguson bỏ ra 850,000 bảng rước McClair về Old trafford.Ngay mùa giải đầu tiên tại CLB mới, McClair đã ghi ngay 24 bàn thắng, trở thành cầu thủ đầu tiên ghi được hơn 20 bàn thắng trong 1 mùa giải cho MU kể từ thời huyền thoại George Best.Kể từ đấy, McCLair hợp với McHughes trở thành cặp tiền đạo chủ lực của The Reds.Sau khi Eric Cantona chuyển đến Nhà Hát Những Giấc Mơ, McClair nhường chỗ cho tiền đạo người Pháp và lui về đá tiền vệ công.
Những năm tháng tại MU trôi qua 1 cách huy hoàng với McClair,anh giành được 1 cúp C2, 2 cúp FA,4 chức vô địch Anh. McCLair cũng là người ghi bàn duy nhất trong trận MU-Nottingham 1-0 ở chung kết League Cup năm 1992.(đây là League Cup duy nhất Mu có được trong "triều đại Ferguson").Về thành tích cá nhân, McClair 2 lần được bầu là Cầu thủ Xuất sắc Nhất Mu Trong Năm, vào các mùa 1988 và 1992. Tuy nhiên, trong những năm cuối tại Old Trafford, anh không còn cạnh tranh nổi với tài năng trẻ Andy Cole và phải ngồi ghế dự bị.

Trong màu áo tuyển quốc gia Scotland, McClair thi đấu 27 trận, ghi 2 bàn. Anh từng tham dự EURO 1992, giải mà Scotland đã xuất sắc đè bẹp đương kim á quân CIS 3-0.

Năm 1998, McClair rời Mu để trở về Motherwell, rồi sau đó lại cùng với Brian Kidd nắm quyền huấn luyện Blackburn Rovers.Sau khi bị sa thải vì...đưa Blacburn xuống hạng, năm 2001, McClair trở về Old Trafford với chức vụ HLV đội hình dự bị của MU.Anh cùng với Mike Phelan và Ricky Sbragia là những phụ tá hiện nay cho sir Alex.

Vài thông số về McClair:

Số trận thi đấu và bàn thắng cho MU:
VDQG 296 trận,88 bàn
FA Cup 38 trận,14 bàn
League Cup 44 trận,19 bàn
Europe cup 17 trận,5 bàn
Tổng cộng:395 trận,126 bàn

Các danh hiệu:

1997 F.A. Premier League
1996 F.A. Premier League
1996 F.A. Cup
1994 F.A. Cup
1994 F.A. Premier League
1993 F.A. Premier League
1992 League Cup
1991 Cúp C2
1990 F.A. Cup
the_red_devils
the_red_devils
Professional Professor
Professional Professor

Nam
Tổng số bài gửi : 225
Đến từ : everywhere
Registration date : 02/03/2009

Về Đầu Trang Go down

Manchester United - Page 2 Empty Mu từ A-Z

Bài gửi  the_red_devils Sat Mar 07, 2009 5:15 pm

*Mere***h, Billy
Ryan Giggs trước nay vẫn nổi danh với biệt hiệu "chàng phù thủy xứ Wales". Tốc độ nước rút, cùng với phong cách kỹ thuật lắt léo của Giggs đã đưa anh lên vị trí 1 trong những cầu thủ chạy cánh kinh điển trong lịch sử bóng đá thế giới. Tuy nhiên, "chàng phù thủy xứ Wales" đầu tiên của Manchester United đã tung hòanh trên đường biên hơn 60 năm trước khi Giggs cất tiếng khóc chào đời - "phù thủy" ấy chính là Billy Mere***h.

Mere***h là 1 danh thủ lắm tài nhiều tật, phong cách chơi của ông tương tự Ryan Giggs hay George Best, nhưng tính cách thì lại giống với... Eric Cantona. Biệt danh của ông là "kão gầy", do thân hình khá thư sinh, mảnh dẻ. Có điều đừng thấy Mere***h có vẻ ốm yếu mà coi thường, tốc độ của "lão gầy" ấy nhanh như tên lửa. Một khi ông đã tăng tốc thì luôn xé nát đường biên của đối phương, và 1 khi ông chuyền bóng thì đó đều là những đường kiến thiết lợi hại chết người.

William Henry Mere***h, thường gọi Billy, sinh ngày 30-7-1874 tại Black Park, xứ Wales, khởi nghiệp cầu thủ tại Northwich Victoria, sau đó chuyển sang Wrexham. Năm 1894, ông về thi đấu cho Manchester City và bắt đầu gây dựng tên tuổi tại đây. Mere***h cùng với City 2 lần vô địch giải hạng nhì vào các năm 1899 và 1903. Năm 1904 đánh dấu kỷ niệm đáng nhớ của Mere***h khi ông, với tư cách thủ quân, dẫn dắt City giành chức vô địch Cúp FA cao qúy. Đáng buồn thay, chỉ 1 năm sau, Mere***h bị Liên Đoàn Bóng Đá Anh buộc tội đã mua độ 1 cầu thủ Aston Villa. Mặc dù luôn khẳng định mình vô can, ông và tòan đội Manchester City vẫn bị cấm thi đấu 1 năm. Sau khi hạn treo giò chấm dứt, ông gây chấn động làng bóng đá Anh, khi chuyển từ City sang đội bóng kỳ phùng địch thủ MU. Lần đầu tiên Mere***h khóac áo MU là trong trận đấu gặp Aston Villa vào ngày 1-1-1907.

Dưới quyền chỉ đạo của HLV Ernest Mangall, Billy Mere***h là nguồn cảm hứng đưa United đến vinh quang. Năm 1908,ông cùng MU giành được chức VDQG đầu tiên trong lịch sử, năm 1909 là cúp FA đầu tiên. Năm 1911, Mere***h lại gíup MU VDQG lần thứ 2.

Trong thời gian ở MU, Mere***h không chỉ tích cực trên sân cỏ mà còn hăng hái tham gia các họat động bảo vệ quyền lợi của giới cầu thủ. Năm 1907, ông trở thành 1 trong những sáng lập viên của Công Đòan Cầu Thủ Anh, 1 tổ chức bị Liên Đoàn Bóng Đá (FA) đặt ra...."ngòai vòng pháp luật". Dưới sức ép của FA, nhiều cầu thủ đã phải từ bỏ Công Đòan, nhưng Mere***h vẫn "vững như bàn thạch", ông cùng với đồng đội Charlie Roberts là 2 tên tuổi đi đầu trong những cuộc tranh đấu. 2 ông lại cùng nhau lập ra "Hội Ngọai Hạng", gồm những cầu thủ United không muốn tuân theo các luật lệ của FA. Công sức của Mere***h rốt cuộc đã đơm hoa kết quả vào năm 1910, khi FA buộc phải công nhận sự có mặt hợp pháp của Công Đòan Cầu Thủ.

Khi đệ nhất thế chiến bùng nổ vào năm 1914, sự nghiệp của Mere***h bị gián đọan. Ông trở lại sân cỏ vào năm 1918, lúc chiến tranh đã kết thúc. Ở tuổi 44, dĩ nhiên Mere***h không bao giờ tìm lại được phong độ xưa. Năm 1921, ông trở về thi đấu cho CLB cũ Manchester City. Năm 1924,ở tuổi gần 50, ông lập kỷ lục cầu thủ già nhất từng thi đấu trong 1 trận bán kết cúp FA. Cùng năm ấy, ông giã từ bóng đá, sau 1 sự nghiệp kéo dài hơn 30 năm, với gần 200 bàn thắng.

Với đội tuyển xứ Wales, Mere***h thi đấu tổng cộng 48 trận, ghi được 11 bàn. Lần cuối cùng ông chơi cho xứ Wales là vào năm 1923, khi đã hơn 48 tuổi, lập kỷ lục cầu thủ già nhất trong màu áo 1 đội tuyển quốc gia.

Những năm cuối đời, Mere***h dường như nhận được những năng lực lạ kỳ từ 1 cõi hư vô nào đó. Khi thảm họa Munich xảy ra vào tháng 2 năm 1958, Mere***h cho biết mình đã nghe thấy tiếng máy bay rơi, dù lúc ấy ông đang ở Anh. Vài tháng sau, Mere***h cũng trút hơi thở cuối cùng.

Vài thông số của Mere***h trong thời gian khoác áo MU:

Số trận/Số bàn thắng
VDQG 303/35
FA Cup 29/0
tổng cộng 332/35
(Thời của Mere***h chưa có League Cup)

Danh hiệu:

1908: VĐQG
1909: FA Cup
1911: VĐQG

*Mitten, Charlie
Quốc tịch Anh
Ngày sinh 7/1/1921
Số lần khoác áo 161
Số bàn thắng 61

Charlie Mitten tuy là nguời Anh, nhưng sinh tại Rangoon, thủ đô Myanmar. Năm 1938, ông ký hợp đồng chuyên nghiệp với Manchester United. Sự nghiệp của Mitten tại Old Trafford bị gián đoạn bởi Đệ Nhị Thế Chiến (1939-1945), nhưng sau khi chiến tranh kết thúc, ông vẫn giữ vai trò quan trọng trong đội quân của ngài Matt Busby.

Mitten là 1 tiền vệ cánh có những cú sút chính xác và đầy uy lực, đồng thời chạy cực nhanh và tạt bóng cũng rất chuẩn. Cúp FA MU giành được năm 1948 có công sức rất lớn của ông. Năm 1950, tên tuổi Mitten càng vang danh khi 1 mình ông ghi 4 bàn vào lưới Aston Villa, trong đó có 3 bàn từ chấm phạt đền.

Cùng năm này, Mitten lại tiếp tục gây chấn động khi ngang nhiên rời bỏ Manchester United để sang Colombia thi đấu cho Santa Fe, vì đội này trả lương rất cao. Sau 1 năm chơi bóng ở Nam Mỹ, ông trở về Anh, nhận án treo giò 6 tháng vì vô kỷ luật, và bị MU đem bán cho Fulham. Sau khi giã từ sân cỏ, ông trở thành HLV của Mansfield, Newcastle, và Altrincham.

*Moran, Kevin
Quốc tịch Cộng hoà Ailen
Ngày sinh 28/4/1956
Số lần khoác áo 283(5)
Số bàn thắng 24

Kevin Moran nổi danh là 1 hậu vệ có lối chơi cực kỳ lăn xả và cứng rắn, đến nỗi báo chí đã đặt cho ông biệt danh là “Thủ Quân Đẫm Máu” (Captain Blood). Ông từng khoác áo đội tuyển Ireland tại World Cup 1990, 1994, và Euro 1988.

Năm 1978, Moran chuyển từ Croke Park đến MU. TạI Old Trafford, ông đã giành được 2 cúp FA vào các năm 1983 và 1985. Năm 1985, ông đi vào lịch sử với tư cách cầu thủ đầu tiên…nhận thẻ đỏ trong 1 trận chung kết cúp FA. (Tuy phải thi đấu với 10 người, nhưng MU vẫn vượt qua Everton với bàn thắng của Norman Whiteside.)

Rời United năm 1988, Moran tiếp tục thi đấu cho Sporting Gijon (Tây Ban Nha) và Blackburn Rovers, trước khi treo giày để trở thành 1 doanh nhân.

*Morgan, Willie
Quốc tịch Scotland
Ngày sinh 2/10/1944
Số lần khoác áo 291(3)
Số bàn thắng 33

Willie Morgan là cầu thủ mớI cuốI cùng mà HLV huyền thoại Matt Busby đưa về Old Trafford. Ông đến MU năm 1968, khi đội vừa chinh phục đỉnh cao châu Âu, và đang bắt đầu…xuống dốc. Với kỹ thuật cá nhân cực kỳ lắt léo, Morgan tung hoành bên đường biên của MU, và được các cổ động viên hết sức tán thưởng. Liên tiếp trong 2 năm 1971 và 1972, các fan đã bầu ông là Cầu Thủ Xuất Sắc Nhất Trong Năm của United. Năm 1974, ông tham dự World Cup tạI Đức cùng đội tuyển Scotland.

Năm 1975, Morgan bị “thất sủng” với HLV Tommy Docherty và bị bán sang Burnley. Ông tiếp tục thi đấu thành công cho Burnley và Bolton trước khi giã từ sân cỏ. Hiện Morgan đang là 1 doanh nhân, và rất hăng hái tham gia công tác từ thiện.
the_red_devils
the_red_devils
Professional Professor
Professional Professor

Nam
Tổng số bài gửi : 225
Đến từ : everywhere
Registration date : 02/03/2009

Về Đầu Trang Go down

Manchester United - Page 2 Empty Mu từ A-Z

Bài gửi  the_red_devils Sat Mar 07, 2009 5:22 pm

*Neville, Gary
Quốc tịch: Anh
Ngày sinh: 18/2/1975
Số lần khoác áo: 508 (23)
Số bàn thắng: 7

Trận đầu tiên khoác áo MU: Gặp Torpedo Moscow ngày 16/9/1992

Sau thời gian thi đấu cho các độI bóng học sinh Bury Schools và Greater Manchester Schoolboys, Gary Neville đến MU học việc vào tháng 7 năm 1991. Tuy đã xuất hiện trong màu áo United ở trận gặp Torpedo Moscow trong khuôn khổ cúp UEFA vào tháng 9 năm 1992, mãi tận 4 tháng sau đó, anh mới được Old Trafford ký hợp đồng chuyên nghiệp. Cùng với Paul Scholes, David Beckham, Nicky Butt, và ngườI em trai Phillip, Neville là thành viên của Thế Hệ Vàng Alex Ferguson, trưởng thành vào đầu thập niên 1990.

Ở mùa giảI 1994-95, Neville chiếm được vị trí chính thức trong hàng thủ MU, nhờ đàn anh Paul Parker bị chấn thương. Từ đó trở đi, anh trở thành 1 nhân tố không thể thiếu trong độI hình Quỷ Đỏ. Sở hữu 1 tốc độ nhanh nhạy, anh tham gia tấn công dọc biên rất tốt, và từng hợp cùng David Beckham tạo nên sức công phá khủng khiếp bên cánh phải. Dù khả năng không chiến không được tốt lắm, bù lạI mỗI lần ra sân, Neville đều cống hiến 100% sức lực. Anh cũng nổI tiếng vớI lực ném biên rất mạnh, tuy là ném biên nhưng cũng không kém đá phạt góc là mấy.

Sau thất bại cay đắng 0-1 trước Everton ở trận chung kết cúp FA năm 1995, Neville thắng tiến cùng MU giành cú đúp năm 1996, và chức VDQG năm 1997. Tuy nhiên, mùa bóng 1998-99 mới là thời khắc đáng nhớ nhất vớI Neville, khi anh góp phần không nhỏ giúp United giành cả chức VDQG, cúp FA, Champions League, và Cúp Liên Lục Địa.

Những danh hiệu nối nhau đến vớI Neville: VDQG 2000, 2001, 2003, cúp FA 2004. Trong vài năm gần đây, giữa hàng thủ hay phạm sai lầm của MU, Neville là người có phong độ ổn định nhất. Tuy không còn tham gia tấn công ào ạt như trước, nhưng kinh nghiệm đã giúp cho lốI chơi của anh trở nên khôn ngoan hơn. HLV Alex Ferguson từng tín nhiệm trao cho anh băng thủ quân những khi đội trưởng Roy Keane vắng mặt.

Đã không còn những lời chê trách đối với màn ăn mừng đỉnh cao tiếp theo của Gary trong trận chung kết Carling Cup 2006. Anh đã giương cao chiếc cúp đầu tiên của mình trong vai trò thủ quân của United và nhận lấy chiếc huy chương của giải trong nước duy nhất mà anh còn thiếu trong sự nghiệp của mình. Quỷ Đỏ đã không giành được nó kể từ tháng 4 năm 1992, khi Gary còn là thành viên của đội trẻ nổi tiếng một thời với những cái tên như David Beckham, Nicky Butt, Ryan Giggs và Paul Scholes.

Trong màu áo đội tuyển quốc gia Anh, Neville là 1 hậu vệ trụ cột qua nhiều đời HLV, từ Terry Venables cho đến Sven Goran Eriksson và nay là Steve McLaren. Anh từng tham dự World Cup 1998, 2006 và 3 kỳ Euro 1996, 2000, 2004.

Mục tiêu của anh là kế tiếp sự nghiệp của Bryan Robson, Steve Bruce, Eric Cantona và Roy Keane trở thành người đội trưởng thứ 5 của United được nâng cao danh hiệu Premiership danh giá. Lớn tiếng và quyết đoán, anh sẽ làm tất cả để đạt được điều đó, và anh đòi hỏi điều tương tự từ các đồng đội của mình - không cho phép bất cứ lời bào chữa nào...

Danh hiệu với United:

1992: Cúp FA trẻ
1996 VDQG
1996 Cúp FA
1997: VDQG
1999: VDQG
1999: Cúp FA
1999: VD Champions League
1999: Cúp Liên Lục Địa
2000: VDQG
2001: VQQG
2003: VDQG
2004: Cúp FA
2006: Carling Cup

*Neville, Phillip
Quốc tịch: Anh
Ngày sinh: 21/1/1977
Số lần khoác áo: 301 (71)
Số bàn thắng: 8

Trận đầu tiên khoác áo MU: Gặp Wrexham ngày 28/1/1995

Cũng như người anh Gary, và các đồng lứa như Paul Scholes, David Beckham, Nicky Butt; Phillip Neville, thường gọi Phil, là thành viên của Thế Hệ Vàng Alex Ferguson, trưởng thành vào những năm đầu thập kỷ 1990. Anh chơi cùng Gary tạI các độI bóng học sinh Bury Schools và Greater Manchester Schoolboys, trước khi chuyển đến MU và ký hợp đồng chuyên nghiệp vào năm 1994.

Sau khi đeo băng thủ quân dẫn dắt đội trẻ MU giành cúp FA năm 1995, Neville bắt đầu được trọng dụng tại đội lớn. Tuy phong độ không thật sự nổi trội, và cũng không đựơc ra sân quá thường xuyên, nhưng nhờ sự đa năng linh hoạt, anh vẫn đóng vai trò quan trọng ở Old Trafford. Neville có thể chơi ở tất cả các vị trí tại hàng hậu vệ, và khi tuyến 2 thiếu người, anh cũng được đôn lên đá tiền vệ. Trong những năm gần đây, HLV Ferguson thậm chí còn thích dùng anh ở vai tiền vệ hơn.

Neville đã cùng MU giành hàng loạt danh hiệu cao quý, cụ thể là 6 chức VDQG, 3 cúp FA, 1 Champions League, và 1 Cúp Liên Lục Địa. Anh cũng là thành viên đội tuyển quốc gia Anh tham dự các kỳ Euro 2000 và 2004.

Năm 2005, Phil rời United tới thi đấu cho Everton

Danh hiệu vớI United:

1995: Cúp FA trẻ
1996 VDQG
1996 Cúp FA
1997: VDQG
1999: VDQG
1999: Cúp FA
1999: VD Champions League
1999: Cúp Liên Lục Địa
2000: VDQG
2001: VQQG
2003: VDQG
2004: Cúp FA
the_red_devils
the_red_devils
Professional Professor
Professional Professor

Nam
Tổng số bài gửi : 225
Đến từ : everywhere
Registration date : 02/03/2009

Về Đầu Trang Go down

Manchester United - Page 2 Empty Mu từ A-Z

Bài gửi  the_red_devils Sat Mar 07, 2009 5:26 pm

*Newton Heath
Newton Heath là CLB tiền thân của Manchester United. Tên đầy đủ của độI là Newton Heath LYR Football Club. LYR là chữ viết tắt của Lancashire and Yorkeshire Railways (Công ty hỏa xa Lancashire và Yorkeshire), do công nhân ngành đường sắt ở Lancashire và Yorkeshire chính là những người sáng lập ra CLB. Năm ra đời của Newton Heath là 1878, còn ngày tháng cụ thể thì không có tư liệu nào lưu lại. Áo thi đấu nguyên thủy của CLB gồm 2 màu xanh và vàng.

Trong những năm đầu thành lập, các cầu thủ Newton Heath chủ yếu chỉ thi đấu quanh quẩn trong địa phương. Nhưng chẳng bao lâu, khi đã không còn đốI thủ trong vùng, độI bắt đầu hướng tham vọng ra xa hơn. Trong lúc bóng đá Anh bắt đầu tiến tớI chuyên nghiệp hóa vào năm 1895, Newton Heath thậm chí đã chiêu mộ được tớI 5 tuyển thủ quốc gia xứ Wales, bằng cách mờI chào họ những công việc vớI mức lương hậu hĩnh trong công ty hỏa xa.

Năm 1892, Newton Heath tách khỏi ngành hỏa xa và trở thành 1 công ty trách nhiệm hữu hạn riêng biệt. Cùng năm đó, độI tham gia giảI vô địch quốc gia Anh. Ban đầu CLB thi đấu tại North Road, 1 sân vận động với đường pit bằng… đất sét, và phảI mượn mấy căn phòng của quán rượu Ba Vua kế bên làm phòng thay quần áo. 1 năm sau, Newton Heath chuyển trụ sở tớI Bank Street, Clayton. Nơi đây, tổng hành dinh của họ là 1 ngôi nhà gỗ nhỏ, còn sân bóng thì bị bao bọc bởI những ống khói và tường cao của nhà máy hoá chất kề cạnh. Khi thi đấu, các cầu thủ thường xuyên phảI hít khói đen thảI ra từ nhà máy này.

Trong những năm tiếp đó, Newton Heath thi đấu lay lắt ở các giải vô địch quốc gia hạng nhất và hạng nhì, mặc dù họ đã cầu may bằng cách đổi màu áo thi đấu từ vàng xanh sang toàn trắng với chữ V đỏ trước ngực. Năm 1902, CLB đứng trước bờ vực phá sản, với số tiền nợ lên tới 1000 bảng (rất lớn thờI bấy giờ).

Giữa lúc số phận Newton đang như chỉ mành treo chuông, thì…con trai của giám đốc CLB, ông Harry Stafford, bỗng nhiên đi lạc, và mò vào đúng nhà 1 doanh nhân giàu có là John Henry Davies. Khi Stafford đến xin lại chơi, trong đầu ông nảy ra ý nghĩ: sao không xin vị doanh nhân kia tài trợ cho đội xem có được không? Nghĩ là làm, rốt cuộc Stafford đã thuyết phục được Davies đầu tư vào Newton.

John Henry Davies đã kêu gọi thêm 1 số Mạnh Thường Quân cùng ông trả hết món nợ cho Newton Heath, và trở thành người điều hành ở CLB. Điều đầu tiên Davies làm trên cương vị điều hành là…đổi tên đội bóng. Nhiều cái tên được đưa ra như Manchester Central, Manchester Celtic, và Manchester United. CuốI cùng, cái tên Manchester United, do ông Louis Rocca đề xướng, đã được chọn. Trang phục thi đấu của độI cũng thay đổi, vớI áo đỏ, quần trắng, tất đen như hiện nay. Như vậy, sau 24 năm tồn tạI, Newton Heath bước vào quá khứ và nhường chỗ cho Manchester United, và phần còn lại là 1 lịch sử hào hùng.

*Nike
Nike là hãng sản xuất dụng cụ thể thao hàng đầu trên thế giớI, được thành lập vào thập niên 1970, từ tiền thân là công ty Blue Ribbon Sports. Trong thần thoại Hy Lạp, Nike là tên của Nữ Thần Khải Hoàn.

Năm 2002, Nike trở thành nhà cung cấp trang phục thi đấu cho Manchester United, vớI hợp đồng tài trợ lên đến 302.09 triệu bảng, 1 kỷ lục thế giới. Tuy nhiên, Nike sẽ cắt giảm tài trợ, nếu United rơi khỏI nửa đầu bảng xếp hạng giảI vô địch Anh, hoặc mất quyền tham dự cúp châu Âu.

Việc mua bán trang phục của MU trên toàn cầu hiện nay hoàn toàn do Nike kiểm soát. Tập đoàn này thậm chí còn lập hẳn 1 công ty con để quản lý các đạI lý và doanh nghiệp bán lẻ liên kểt vớI MU trên khắp thế giới. Hợp đồng của Nike vớI Old Trafford kéo dài trong 13 năm, nhưng có bao gồm điều khoản cho phép Nike rút lui vào năm 2008, nếu cảm thấy kinh doanh không lợi.

*Northern Ireland(Bắc Ailen)
Bắc Ireland nằm trong Vương Quốc Anh (The United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland), với dân số 1 689 000 người (số liệu năm 2001). Trong suốt 46 năm từ 1946 cho đến 1992, Manchester United luôn có ít nhất 1 tuyển thủ quốc gia Bắc Ireland trong độI hình, trong số đó có George Best, Norman Whiteside, Sammy McIlroy, Jackie Blanchflower, Jimmy Nicholl, Harry Gregg và Keith Gillespie. Hiện nay, MU cũng đang sở hữu 1 tuyển thủ Bắc Ireland là thủ môn Roy Carroll.

*Nou Camp
Là sân vận động của Barcelona, CLB Tây Ban Nha lừng danh, có sức chứa 120 000 người. Ngày 26 tháng 5 năm 1999, chính tại đây, Manchester United đã đánh bại Bayern Munich 2-1 để lên ngôi vô địch châu Âu. (Bayern dẫn trước 1-0 do công Mario Basler, nhưng Teddy Sheringham và Ole Gunnar Solskjaer đã ghi liền 2 bàn cho MU trong 2 phút cuối cùng của trận đấu.)
the_red_devils
the_red_devils
Professional Professor
Professional Professor

Nam
Tổng số bài gửi : 225
Đến từ : everywhere
Registration date : 02/03/2009

Về Đầu Trang Go down

Manchester United - Page 2 Empty Mu từ A-Z

Bài gửi  the_red_devils Sat Mar 07, 2009 5:28 pm

Manchester United ---> O

*Oceania(Châu Đại Dương)
Manchester United là cái tên rất phổ biến ở Úc và New Zealand với số lượng cổ động viên đông đảo ở cả hai quốc gia này. Mùa hè năm 1999 United đã có những tour diễn mang tính phổ biến đại chúng và câu lạc bộ cũng có những thoản thuận trao đổi cầu thủ với một đội bóng địa phương ở thành phố cảng Sydney (tương tự với câu lạc bộ Royal Antwerp).

*O'Farrell, Frank
United đã có một huấn luyện viên thành công kể từ thời Sir Matt Busby năm 1971. Sau khi đưa câu lạc bộ Leicester City từ hạng hai lên hạng nhất ông dường như trở thành một sự lựa chọn tốt cho United.

Ông đã dùng một lượng tiền lớn để tuyển mộ cầu thủ cho Manchester United như trường hợp mua Storey-Moore và Ted McDougall với giá 200 nghìn bảng và Martin Buchan với giá 125 nghìn bảng. Công việc của ông bị cản trở rất nhiều bởi những trò hề của George Best gây ra sự chú ý của giới truyền thông.

Thời gian đầu United thi đấu rất tốt. Đội bóng đã bỏ cách 5 điểm đối với đội xếp thứ 2 sau kỳ nghỉ giáng sinh năm 1971. Đáng tiếc là trong nửa cuối của mùa giải United đã thi đấu không tốt khi gặp nhiều thất bại và cuối cùng kết thúc mùa giải ở vị trí thứ 8. Ở mùa giải tiếp theo United đã có một sự khởi đầu thảm hại và O’Farrell đã bị cách chức tháng 12 năm 1972 khi mà United nằm ở tốp cuối của bảng xếp hạng. Sau này O’Farrell còn làm huấn luyện viên cho câu lạc bộ Torquay và cả dẫn dắt đội tuyển Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE).

*Old Trafford
Nếu có dịp nào đến Manchester, vương quốc Anh, bạn đừng quên ghé thăm khu Old Trafford ở phía Tây thành phố, nơi ấy tọa lạc 1 trong những sân vận động lừng danh nhất của châu Âu, sân đấu mà ngài Bobby Charlton đã trìu mến đặt cho cái tên mỹ miều là Mộng Hý Trường (Theatre of Dreams).

*Olsen, Jesper
Quốc tịch Đan Mạch
Ngày sinh 20/3/1961
Số lần khoác áo 148 (27)
Số bàn thắng 24

Olsen chuyển đến Man United với giá chị chuyển nhượng là 700 nghìn bảng Anh sau khi đã giành được 2 chức vô địch Hà Lan với câu lạc bộ Ajax. Ở Manchester united Olsen đã giành được một chiếc cúp FA sau khi Manchester united giành thắng lợi 1 – 0 trước câu lạc bộ Everton năm 1985. Olsen là cầu thủ chạy cánh có nhiều thủ thuật và cũng có kỹ thuật cá nhân rất tốt và những pha đi bóng của ông luôn mang lại nhiều cảm xúc đối với người xem. Nhưng cuối cùng thì anh cũng bị bán cho câu lạc bộ Bordeaux của Pháp sau khi những phẩm chất tài năng của anh không được thể hiện nhiều trong những trận đấu ở Anh quốc.
the_red_devils
the_red_devils
Professional Professor
Professional Professor

Nam
Tổng số bài gửi : 225
Đến từ : everywhere
Registration date : 02/03/2009

Về Đầu Trang Go down

Manchester United - Page 2 Empty Mu từ A-Z

Bài gửi  the_red_devils Sat Mar 07, 2009 5:31 pm

Manchester United ---> P

*Pallister, Gary
Gary Pallister hội tụ đầy đủ mọi tố chất của một trung vệ xuất sắc. Anh có khả năng làm chủ và kiểm soát khu vực tuyệt vời, có những bước chạy nhanh không kém gì bất kì tiền đạo nào và một kĩ năng điều khiển trái bóng không tồi dù với thân hình lực lượng là và 1 trung vệ. Trong gần 6 năm đá cặp cùng với Steve Bruce, họ gần như trở thành những huyền thoại, một hàng phòng ngự tốt nhất của United từ trước tới nay, nhờ sử kết dính và ăn ý của 2 trái tim trong hàng phòng ngự United này. Pally (tên gọi thân mật của Pallister) là hậu vệ đắt giá nhất liên hiệp Anh lúc bấy giờ, 2.3 triệu bảng.

Sinh ngày 30/6/1965 tại Ramsgate, được Middlesbrough mang về từ Billingham Town, tại đây anh đã cống hiến 4 năm với câu lạc bộ mà anh hâm mộ từ khi còn là 1 đứa trẻ. Trong suốt quãng thời gian của Gary ở Ayresome Park, câu lạc bộ vùng Teeside đã gặp những khó khăn về tài chính và một thuơng nhân người địa phương đã trả lương cho Gary Pallister khi câu lạc bộ không thể chi trả.

Vào tháng 8/1989 Pallister chuyển tới Manchester United với khoản phí chuyển nhuợng kỉ lục lúc bấy giờ là 2.3 triệu bảng. Sau sự khởi đầu khó khăn do sức ép khoản phí từ khoản phí chuyển nhượng kỉ lục, Gary bắt đầu thể hiện phong độ tuyệt vời của mình như được biết.

Gary càng ngày càng mạnh mẽ và là xương sống trong hàng phòng ngự của Man United trong vòng 9 năm. Cùng với United anh đã giành rất nhiều danh hiệu chính hầu như mùa nào cũng có ngoài trừ mùa giải 1994/1995. Tổng cộng là 10 danh hiệu chính: 3 FA cúp, 4 lần vô địch quốc gia, 1 cúp liên đoàn, 1 cúp Châu Âu(C2) và 1 siêu cúp Châu Âu. Những thành tích này gần đây chỉ có Denis Irwin là tốt hơn. Năm 1992 anh được bầu là cầu thủ trong năm của PFA( hiệp hội các cầu thủ chuyên nghiệp).

KHông có sự trùng hợp nào như khi Gary Pallister đến với Manchester United cùng lúc với một chu kì thành công nhất từ trước tới nay của câu lạc bộ. Những bước chạy, khả năng đọc trận đấu luôn khiến các đối thủ của anh phải ngán ngẩm. Đã rất nhiều đối thủ không thể vuợt qua được Gary khi đua tốc độ, là 1 trung vệ với khả năng cản phá tuyệt vời nên cũng có nghĩa anh hiếm khi bị phạt thẻ.

Vào tháng 7/1998 Pallister hoàn tất bản hợp đồng trị giá 2.5 triệu bảng trở về đội bóng cũ Middlesbrough, nhưng không phải vì những vấn đề về phong độ suy giảm trong các trận đấu. Chấn thuơng lưng tái phát đã không giúp anh nuốt trôi khối lượng tập luyện nặng tại United, vì vậy anh đã phải miễn cưỡng ra đi.

Thành tích và thống kê trong quãng thời gian ở Man United:

1997 F.A. Premier League
1996 F.A. Cup
1996 F.A. Premier League
1994 F.A. Cup
1994 F.A. Premier League
1993 F.A. Premier League
1992 League Cup
1991 European Cup Winners Cup
1990 F.A. Cup

Trận đầu tiên chơi cho Man United:
30/8/1989 gặp Norwich trên sân nhà

Chơi tổng cộng 427(4) trận cho United và ghi được 15 bàn thắng trong đó:
Ở giải vô địch quốc gia :314 (3)trận 12 bàn.
Fa Cúp: 38 trận 2 bàn
Châu Âu: 39(1) trận với 1 bàn.

*Parker, Paul
Quốc tịch Anh
Ngày sinh 4/4/1964
Số lần khoác áo 136 (9)
Số bàn thắng 2

Chuyển đến Manchester United từ câu lạc bộ QPR năm 1991 và anh đã từng được vinh dự khoác áo đội tuyển Anh thi đấu tại VCK Worrld Cup Italia 90. Paul Parker là một hậu vệ biên rất nhanh và thi đấu không ngại va chạm, điểm mạnh của Paul là anh có một tốc độ rất tốt nên thường xuyên hỗ trợ rất nhiều cho những đợt lên bóng từ biên phải của Manchester United. Trong mùa giải 93 – 94 Paul là sự lựa chọn đầu tiên ở vị trí hậu vệ cánh phải và năm 93 anh đã đoạt 1 chức vô địch League Cup và thêm một cú đúp cùng với Manchester United trong mùa bóng năm sau. Những 2 năm sau anh đã bị những chấn thương nghiêm trọng hành hạ và sau đó đã để mất vị trí của mình vào tay hậu vệ trẻ Gary Neville. Đến mùa hè năm 1996 Parker chuyển sang thi đấu cho Derby County và sau đó lần lượt là Fulham, Farnborough Town và anh kết thúc sự nghiệp thi đấu ở câu lạc bộ Leyton Orient.

*Pearson, Stan
Quốc tịch Anh
Ngày sinh 11/1/1919
Số lần khoác áo 345
Số bàn thắng 149

Một tiền đạo giỏi và có khả năng săn bàn cực kỳ nguy hiểm. Đến từ vùng Salford chú bé Stan Pearson gia nhập đội nghiệp dư của United năm 1937. Sự nghiệp cầu thủ của ông bị gián đoạn bởi chiến tranh, sau năm 1946 ông giữ vai trò tiền đạo chủ chốt trong đội hình của United. Nơi đấy ông đã giành chiến thắng cùng với United khi giành được cúp FA năm 1948 và chức vô địch Anh năm 1952. Ông là người sở hữu những pha sút bóng chính xác và chết chóc. Với 149 bàn thắng ông là tiền đạo chính thi đấu bên cạnh người đồng đội là Jack Rowley. Nhưng sau đó Pearson mất chỗ trong đội hình chính thức vào tay cầu thủ Jackie Blanchflower và rời khỏi câu lạc bộ năm 1954.

*Pearson, Stuart
Quốc tịch Anh
Ngày sinh 21/6/1949
Số lần khoác áo 178 (1)
Số bàn thắng 66

Manchester United giành được chữ ký của Pearson vào năm 1974, và ông trở thành người hùng của câu lạc bộ với lòng chung thuỷ của mình đối với United, thời đó mọi người thường gọi ông với cái biệt danh là “Pancho”. Ông là một tiền đạo rất năng động và luôn hoạt động không biết mệt mỏi với tần suất cao nhất, ông là một cầu thủ rất xuất sắc với những kỹ năng thiên bẩm của một tiền đạo.Pearson cũng là cầu thủ nổi tiếng với những pha làm bàn khủng khiếp mỗi khi được ra sân thi đấu Pearson luôn là mối lo lắng thường trực của các hậu vệ đối phương. Ông là một trong những tiền đạo tốt nhất mà United có được và mọi người sẽ nhớ mãi bàn thắng đầu tiên của ông trong trận thắng 2 -1 trước Liverpool đem về chiếc cúp FA cho manchester United năm 1977. Sau đó ông bị dính phải một chấn thương đầu gối và kể từ đó ông đã không thể nằm trong đội hình chính thức của Manchester United. Cuối cùng ông đã chuyển sang thi đấu cho West Ham năm 1979. Thời gian gần đây ông trở thành một phát thanh viên trên kênh truyền hình MUTV.

*Pegg, David
Quốc tịch Anh
Ngày sinh 20/9/1935
Số lần khoác áo 148
Số bàn thắng 28

Một nhà kiến thiết tuyệt vời với cú sút chân trái đầy uy lực, David Pegg là 1 thành viên của thế hệ Busby Babes. Được đưa lên từ đội nghiệp dư và đội trẻ, Pegg trở thành cầu thủ đội hình 1 vào năm 1953 và giành 2 danh hiệu vô địch trong mùa giải 1956/1957 và có mặt trong trận chung kết FA Cúp thắng Aston Villa. Chơi bên cánh trái, khả năng cung cấp bóng lên tuyến trên cho các tiền đạo là Dennis Viollet và Tommy Taylor đã chứng minh giá trị vô định của ông. Thật bi kịch khi Pegg là 1 trong số những cầu thủ bị thiệt mạng trong vụ thảm hoạ máy bay Munich năm 1958.
the_red_devils
the_red_devils
Professional Professor
Professional Professor

Nam
Tổng số bài gửi : 225
Đến từ : everywhere
Registration date : 02/03/2009

Về Đầu Trang Go down

Manchester United - Page 2 Empty Mu từ A-Z

Bài gửi  the_red_devils Sat Mar 07, 2009 5:32 pm

*PLC
Đã có 3 bức thư gần như chắc chắn với vẻ bên ngoài không hề dễ chịu đến từ các cổ động viên của Manchester United. Năm 1998 cái từ “Câu lạc bộ bóng đá (FC)” đã bị xoá bỏ khỏi các biểu tượng của Manchester United vì nó không thích hợp nữa khi câu lạc bộ trở thành một công ty mang nhãn hiệu toàn cầu. Bạn có biết, Manchester United là một công ty trách nhiệm hữu hạn (Public Limited Company) có nghĩa là nó được sở hữu bởi các cổ đông và có giá trị trên thị trường chứng khoán. Với hình thức như vậy các cổ đông có thể kiếm lời từ số cổ phiếu của mình.

Đây là 1 sự thực có phần làm cho các cổ động viên cảm thấy khó chịu. Khi có một cuộc chuyển nhượng lớn các cổ phiếu sẽ bị tụt giá vì nó ăn vào lợi nhuận và làm cho các cổ phiếu ít được chú ý hơn từ các tay đầu cơ cổ phiếu. Bởi vậy United không thể cho phép quá nhiều lợi nhuận được trao tay qua những vụ mua bán cầu thủ đắt giá, trên thực tế sự tăng vọt của các cổ phiếu hợp pháp sẽ bảo đảm cho giá trị cổ phiếu của các cổ đông. Vì vậy cho dù họ là câu lạc bộ giàu nhất thế giới, nhưng United sẽ không bao giờ có khả năng trả quá nhiều tiền trong những vụ chuyển nhượng như Real, Milan, Inter, Chelsea… nơi mà ở đó chủ tịch câu lạc bộ là những tỉ phú như Berlusconi, Florentine Perez, Massimo Moratti hay Roman Abramovich.

Barcelona là câu lạc bộ có thể trung hoà được các ý kiến từ nhiều phía khi họ cộng tác với 120000 fans hâm mộ nhằm đóng góp cho câu lạc bộ. So sánh như vậy để thấy rằng United được cấu thành chính từ những cổ đông lớn từ khắp nơi.

Mọi việc có phần thay đổi trong thời gian gần đây, có được điều này xuất phát từ thời có giám đốc điều hành Peter Kenyon hay sự khao khát giành chiến thắng trên chiến trường châu Âu đã dưa United trở thành một câu lạc bộ chi tiêu khá hào phóng. Công ty PLC bắt đầu có những chính sách trả lương thoả đáng cho các cầu thủ xuất sắc của mình và cho phép Sir Alex Ferguson làm náo loạn thị trường chuyển nhượng của Anh bằng những bản hợp đồng chuyển nhượng kỷ lục. Juan Veron, Ruud Van Nistelrooy và cầu thủ có giá 30 triệu bảng Rio Ferdinand tổng cộng câu lạc bộ đã chi ra 78 triệu bảng cho những bản hợp đồng này. Trong khoảng thời gian đầu tiên trước khi có tỉ phú Abramovich nhảy vào Chelsea thì không có câu lạc bộ nào ở Anh hay ở châu Âu có thể cạnh tranh về sức mạnh tài chính với Manchester United.

Nhưng tới tháng 6 năm 2005, United chính thức bị rút tên ra khỏi Thị trường chứng khoán, kết thúc 14 năm (từ 1991-2005) tồn tại dưới hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn (PLC), sau vụ tiếp quản câu lạc bộ của tập đoàn gia đình nhà Glazer. Kể từ đây, kỉ nguyên "độc tài" bắt đầu...

*Premier League( Giải ngoại hạng)
Manchester United đã sở hữu chiếc cúp FA Carling Premier League đầu tiên năm 1992 ngay khi giải đấu này được thành lập.Cho đến trước thời điểm giải đấu Premier League được thành lập Man United đã giành được 7 chức vô địch quốcc gia Anh trong vòng 115 năm kể từ khi câu lạc bộ được thành lập, nhưng trong 9 năm đầu tiên được được thi đấu ở Premiership United đã 7 lần đăng quang và cho đến thời điểm năm 2001 câu lạc bộ manchester United đã giành được tổng cộng 14 danh hiệu vô địch quốc gia Anh. Trong 7 danh hiệu có được thì lần đăng quang trong mùa giải 1999 – 2000 là oanh liệt nhất khi Man United đã giành được tổng cộng 91 điểm và ghi được đến 97 bàn thắng và bỏ xa đội xếp thứ 2 lúc đó là Arsenal 18 điểm và đây là kỷ lục của giải Premier Legue cho đến ngày nay. Ngoài ra mùa bóng 93 – 94 cũng là mộtt mùa bóng rất thành công đối với United khi kết thúc mùa giải với 92 điểm bỏ xa đội thứ 2 là Blackburn Rovers 8 điểm.

Mùa bóng thành công 1992 – 1993 đã mở đầu cho những thành công mới cho câu lạc bộ Manchester United trên đấu trường Premier League. Chiến thắng trong màu giải đó đã giải toả cho sức ép khổng lồ cho toàn đội bóng khi mà đã lại giành được chức vô địch sau 26 năm chờ đợi. Chiến thắng trong mùa giải năm 1996 là chiến thắng thần kỳ nhất, khi mà Newcastle đã từng bỏ xa manchester United 14 điểm trong thời điểm tháng 1 nhưng cuối cùng kết thúc mùa giải Manchester United đã vươn lên mạnh mẽ và đẩy bật Newcastle xuống vị trí thứ 2 và lập được cú đúp trong mùa giải năm đó. Nhưng trong khoảng thời gian năm 1995 và 1998 là hai thời điểm mà câu lạc bộ kết túc mùa giải khi không giành được danh hiệu nào đáng kể.

Năm 1999 là mùa giải mà United có những chiến thắng vĩ đại nhất, khi mà United và Arsenal đua tranh chức vô địch đến vòng đấu cuối cùng và nhờ chiến thắng 2 – 0 trước Spurs trên sân vận động Old Trafford mà United đã giành được chức vô địch mùa giải đó. Mùa bóng 2000 – 2001 cũng là một mùa giải thành công đối với câu lạc bộ khi United đã giành được chức vô địch Premier League ngay từ giữa tháng 4. Kể từ khi giải đấu Premier League được thành lập United đã thống trị giải đấu và Premier League ngày càng trở nên nhàm chán và mục tiêu của câu lạc bộ trong tương lai là giành được thêm nhiều chiến thắng trên đấu trường châu Âu.

Tính đến nay, Quỷ đỏ đã giành được 15 chức vô địch Premier League, trong đó, họ là câu lạc bộ duy nhất hiện nay giành được 3 chiếc cup vô địch liên tiếp, trong các năm 1999, 2000, 2001.
the_red_devils
the_red_devils
Professional Professor
Professional Professor

Nam
Tổng số bài gửi : 225
Đến từ : everywhere
Registration date : 02/03/2009

Về Đầu Trang Go down

Manchester United - Page 2 Empty Mu từ A-Z

Bài gửi  the_red_devils Sat Mar 07, 2009 5:34 pm

Manchester United ---> Q

*Queen, The(Nữ hoàng)
Ba nhân vật lịch sử của Manchester United đã được chính Nữ hoàng Anh phong tặng tước hiệu hiệp sĩ là :Sir Matt Busby, Sir Bobby Charlton và Sir Alex Ferguson. Các fan hâm mộ của Liverpool có phần điên tiết khi Liverpool của họ không có ai được phong tặng hiệp sĩ mặc dù đã thành công trong nhiều năm liền. Cũng như bài hát của nhóm nhạc The Queen "We are the Champions" (Chúng ta là những nhà vô địch) đã song hành cùng Manchester United rất nhiều lần, đặc biệt là vào tháng 5. Mặc dù vậy ca khúc này được ngân vàng bao nhiêu lần tại chung kết Worthington/Coca Cola/Littlewoods ..., League Cup thì không ai rõ được. Và làm sao mà bất cứ ai đều có thể hát lên "We are the Champions of the world" (chúng ta là những nhà vô địch thế giới) khi cầm cúp bạc trong tay?

*Queiroz, Carlos
Vị trợ lý huấn luyện viên của Manchester United Carlos Queiroz sinh ra tại Mozambique. Cựu huấn luyện viên của đội tuyển Nam Phi và Bồ Đào Nha và là 1 cái tên đáng kính trong làng bóng đá thế giới. Carlos đến với đội bóng vào đầu mùa giải 2002/2003 là một nhân tố trong chiến thắng của mùa giải năm đó. Khả năng chuyên môn chiến thuật của ông đã kết hợp tốt bên cạnh Sir Alex. Tốt đến nỗi mà Real Madrid đã thực sự bị ấn tượng và lôi Carlos về làm huấn luyện cho bằng được. Và đó là cơ hội cho Carlos mà ông không thể bỏ qua và ông được chỉ định làm huấn luyện viên trưởng của đội bóng hoàng gia chỉ 1 tuần sau khi David Beckham gia nhập Bernebeu vào tháng 6/2003. Tuy nhiên thời gian của Carlos Queiroz tại Madrid thực sự là 1 thảm hoạ khi đội bóng khổng lồ xứ sở bò tót kết thúc mùa giải mà không có nổi một danh hiệu nào. Carlos phải ra đi, nhưng những phẩm chất mà Carlos chứng minh được khi còn được làm việc bên cạnh Sir Alex đã lại một lần nữa đưa ông về Old Trafford. Queiroz trở về United làm trợ lý huấn luyện viên vào ngày 01/07/2004 với 1 bản hợp đồng có thời hạn 3 năm.
the_red_devils
the_red_devils
Professional Professor
Professional Professor

Nam
Tổng số bài gửi : 225
Đến từ : everywhere
Registration date : 02/03/2009

Về Đầu Trang Go down

Manchester United - Page 2 Empty Mu từ A-Z

Bài gửi  the_red_devils Sat Mar 07, 2009 5:37 pm

Manchester United ---> R

*Red Devils(Những con Quỷ Đỏ)
Manchester United đựoc biết đến là "Những con Quỷ Đỏ" - Tại sao? Tôi đã nghe câu hỏi của các bạn. Có phải câu lạc bộ được thành lập bởi những con quỷ hay kẻ xấu xa (Satanists) ở Salford? Câu trả lời là không (mặc dù khi được biết đến với cái tên Newton Heath họ đã đựoc gọi là "Những kẻ ngoại đạo" (the Heathens) - cũng hơi bất tín ngưỡng. Từ khi đổi tên vào năm 1902, Manchester United đã được mệnh danh một cách đơn giản là "the Reds" hay "United" cho đến khi phưong tiện truyền thông đã phong cho họ "The Busby Babes" vào giữa những năm thập niên 50. Tuy nhiên, sau thảm hoạ Munich năm 1958 cái tên đó đã không còn thích hợp nữa. Vào đầu những năm thập niên '60 câu lạc bộ bóng bầu dục Salford đi lưu đấu vòng quanh nuớc Pháp đã mặc những chiếc áo đỏ và từ đó được biết đến với biệt danh "Quỷ Đỏ". Huấn luận viên của United lúc bấy giờ - Sir Matt Busby thích nghe cái tên đó và nghĩ rằng 1 bầy quỷ thì làm các đối thủ sợ hãi hơn là những đứa trẻ thiên thần. Ông đã tuyên bố Manchester United cũng nên được mọi nguời biết đến bằng cái biệt danh "Quỷ đỏ" và câu lạc bộ đã sớm hợp

nhất biểu tượng Quỷ vào trong các chuơng trình trận đấu và khăn quàng. Vào năm 1970 huy hiệu của câu lạc bộ cũng đựoc thiết kế lại nhưng bây giờ với 1 con quỷ khá táo tợn đứng giữa cầm cái chĩa răng cưa. Logo thủa ban đầu của United là thành phố Manchester bọc ngoài tay áo. Trong suốt thập niên 60 nó được thiết kế tương tự hiện nay nhưng thay vì con quỷ ở trung tâm nó có 3 vạch kẻ chéo màu vàng.

Huy hiệu Quỷ đã được hợp nhất lên áo thi đấu đội nhà lần đầu tiên vào năm 1973. Nó đã có từ đó, còn lại thực tế không thay đổi (mặc dù năm 1998 cụm từ "câu lạc bộ bóng đá" đã đựợc bỏ đi) và trở thành 1 trong những biểu tượng thuơng mại có thể nhận ra ngay trên toàn thế giới. Gần đây câu lạc bộ đã giới thiệu con vật may mắn chính thức "fred the Red" -một con quỷ đỏ khổng lồ.

Vẫn còn câu hỏi là nếu thực sự United đá ở trong giải là chúa tể bóng đêm quỷ Satan thì tại sao họ lại thành công đến vậy trong khi Southampton (những vị thánh) và Everton (một nhà thờ ở sát với sân vận động của họ) chẳng nhẽ chả là cái gì? Sau cùng thánh chắc hẳn sẽ mang lại cho các đội bóng của người tất cả may mắn. Dĩ nhiên Manchester United có một giáo sĩ của câu lạc bộ, The Rev John Boyers. Có thể ông ý làm nhiều việc để đảm bảo rằng sẽ không bao giờ cạn những bàn thắng trong phút cuối...

*Robson, Brian
Quốc tịch Anh
Ngày sinh 11/1/1957
Số lần khoác áo 434(23)
Số bàn thắng 97

Bryan Robson được mệnh danh là "Vị thủ lĩnh ma quái", ông đến với M.U với giá 1,5 triệu bảng vào năm 1981 - 1994. Robson đã cùng M.U giành được 3 chiếc cúp FA vào những năm 82-83, 84-85 và 89-90; hai lần vô địch ngoại hạng vào các năm 92-93, 94-95, giành cúp Châu Âu vào năm 90-91. Robson là cầu thủ tiền vệ hàng đầu của liên hiệp Anh trong suốt những năm thập niên '80. Là cầu thủ rất mạnh trong các pha tranh chấp bóng và xoạc bóng, Robson là nguời đội truởng và là người dẫn dắt Manchester United, có anh đội bóng thi đấu thành công và khi Robson không thi đấu thì United bế tắc

Sinh ra tại Chester-le-Street, Robbo (tên thân mật của Robson) bắt đầu sự nghiệp tại câu lạc bộ West Bromwich Albion năm 1974 truớc khi gia nhập Manchester United vào năm 1981 với cái giá chuyển nhuợng kỉ lục khi đó là 1.7 triệu bảng.Với quãng thời gian 12 năm ở cuơng vị đội trưởng United, Robbo đã trở thành người đội truởng lâu năm nhất trong lịch sử câu lạc bộ. Ở cấp độ đội tuyển Robbo đã 90 lần khoác áo tuyển Anh và ghi được 26 bàn trong đó có 65 lần với chiếc băng đội truởng trên vai. Thi đấu trận đầu tiên trong mầu áo United là vào ngày 7/10/1981 gặp Spurs trên sân khách.


Các danh hiệu của Robbo cùng United:
1994 F.A. Premier League
1993 F.A. Premier League
1991 European Cup Winners Cup
1990 F.A. Cup
1985 F.A. Cup
1983 F.A. Cup

*Rocca, Louis
Louis Rocca có thể coi là người đã đặt nền móng cho cái tên Manchester United - tên gọi nổi tiếng của câu lạc bộ thành Manchester. Vào năm 1902, Newton Heath phải tìm kiếm một cái tên khác và đã không thích thú với mọi lời đề cử cho đến khi trưởng ban tìm kiếm săn lùng cầu thủ - Louis Rocca trong giây phút cảm hứng (có lẽ thế) buông lời "Thưa các ngài, tại sao chúng ta không gọi chúng ta là Manchester United?" Hai từ nhỏ bé đó nay đã thống trị cuộc sống của hàng triệu con nguời và trở thành tổ chức thể thao thành công bậc nhất thế giới. Phải có câu hỏi, nếu như ông ta không nêu lên cái tên đó lịch sử sẽ thay đổi? Liệu câu lạc bộ vẫn thành công nếu không đuợc biết đến là United?

*Roberts, Charlie
Quốc tịch Anh
Ngày sinh 6/4/1883
Số lần khoác áo 299
Số bàn thắng 23

Một hậu vệ với khả năng thủ lĩnh tuyệt vời từ năm 1904-1913. Roberts là trái tim của đội hình vĩ đại đầu tiên của United. Ông có những kỹ năng xử lí bóng tuyệt vời và một nguồn năng luợng dồi dào với những buớc chạy phi thưòng (có thể chạy 100 yards trong 11 giây).Cùng với những đồng đội Alec Bell và Dick Duckworth họ đã tạo nên một hàng phòng ngự huyền thoại. Với United, ông đã giành 2 chức vô địch giải vô địch Anh năm 1908 và 1911 cùng 1 chiếc cúp FA năm 1909. Ông cũng góp công cải tổ lại liên hiệp các cầu thủ (Players Union) mà đuợc dẫn dắt bởi ông và những cầu thủ United khác hiện thân là "Câu lạc bộ những ngưòi bị ruồng bỏ" (The Outcasts FC) khi United đình chỉ họ vì từ chối rời liên hiệp.

*Rowley, Jack
Quốc tịch Anh
Ngày sinh 7/10/1920
Số lần khoác áo 422
Số bàn thắng 208

Khi ở thời kì đỉnh cao, Rowley có lẽ là tiền đạo xuất sắc nhất của quốc gia. Những bàn thắng của ông đến hoặc từ cái chân trái chết nguời hoặc cú đánh đầu chính xác, ông đựoc mệnh danh là "khẩu đại pháo" (the Gunner) bởi những cú sút sấm sét đầy uy lực. Không chỉ là một cầu thủ ghi bàn, ông còn tuyệt vời ở khả năng kiến tạo bàn thắng cho đồng đội. Ông đã 2 lần ghi bàn trong trận chung kết cúp FA giúp United thắng lợi 4-2 năm 1948 trước Blackpool. Năm 1952, 30 bàn thắng của ông tại giải vô địch Anh đã giúp United giành chức vô địch giải hạng nhất.
the_red_devils
the_red_devils
Professional Professor
Professional Professor

Nam
Tổng số bài gửi : 225
Đến từ : everywhere
Registration date : 02/03/2009

Về Đầu Trang Go down

Manchester United - Page 2 Empty Mu từ A-Z

Bài gửi  the_red_devils Sun Mar 08, 2009 9:10 am

Manchester United ---> S

*Schmeichel, Peter
Là người khiến ngườ ta phải đặt câu hỏi:Ai là thủ môn xuất sắc nhất trong lịch sử của MU. Mặc dù trong thực tế việc so sánh từ xưa đến nay hay từ lúc thành lập đến bây giờ là rất khó khăn tuy nhiên Peter có thể nói là phù hợp với danh hiệu cao quí đó. Một điều không thể làm được đó là việc tìm kiếm một lỗi lầm hay thiếu sót nào của một "ngọn núi" trong thế giới cầu thủ chuyên nghiệp, điều đó được khẳng định trong mỗi cấp độ mà anh tham gia, anh luôn luôn chứng minh mình là người xứng đáng đứng trong nhóm các cầu thủ hàng đầu. Là người có tính tranh đua, thích công kích và đặc biệt không giới hạn thúc đẩy các đồng đội chiến đấu và chiến đấu - những điều đó đã tạo ra một "Ông lớn Đan Mạch" thành một pháo đài không thể phá thủng.

Peter Bolesław Schmeichel MBE (IPA: [pʰeːd̥ɐ̥ boːlɛslɑʊ̥ smɑːɪ̥g̊l̩]; sinh 18 tháng 11 năm 1963 tại Gladsaxe, Đan Mạch) là một cựu thủ môn bóng đá người Đan Mạch, anh từng được bầu chọn là "Thủ môn xuất sắc nhất thế giới" năm 1992 và 1993. Schmeichel nổi tiếng nhất với giai đoạn thành công cùng CLB Anh Manchester United, tại đó anh được chức vô địch UEFA Champions League cũng như cú ăn ba lịch sử. Anh cũng là thành viên then chốt của Đội tuyển bóng đá quốc gia Đan Mạch dành chức vô địch châu Âu năm 1992.

Schmeichel được đánh giá là một trong những thủ môn xuất sắc nhất mọi thời đại. IFFHS từng bầu chọn anh là một trong mười thủ môn của thế kỷ 20. Năm 2003, Schmeichel được ghi tên vào Sảnh danh vọng Bóng đá Anh vì những ảnh hưởng của anh tới bóng đá xứ sở sương mù. Năm 2004, Pelé bầu anh vào danh sách FIFA 100.

Peter Schmeichel đang giữ kỉ lục là người để sạch lưới ít nhất tại Premiership với 42 số trận đấu anh tham gia mà đội nhà không bị thủng lưới.

Con trai của anh, Kasper Schmeichel, hiện đang bắt cho câu lạc bộ Manchester City.


Những pha cứu bóng tuyệt vời



Những pha cản bóng tuyệt vời của anh có quá nhiều và đều đáng được đề cập đến nhưng nổi bật nhất trong số đó là: màn trình diễn tuyệt vời trong trận tranh cúp F.A năm 1996 với Newcastle United, Khi anh giữ vững mảnh lưới trước sức công phá của đội quân "trắng đen" trong suốt 90' và cuối cùng MU giành chiến thắng 1-0. Tiếp tục gây ngạc nhiên trận đấu gặp Rapid-Vienna cũng là một trong những trận đấu tuyệt vời của anh điều đó được so sánh giống như khi Gordon Banks gặp Pele, một sự phản chiếu tuyệt vời. Sau đó là một cú cứu bóng đi vào lịch sử trong trận đối đầu gặp Arsenal ở bán kết F.A Cup vào đúng như giây phút cuối cùng anh đã cản được cú sút Penalty của Dennis Bergkamp. Thêm một điểm dành cho anh khi cứu nguy trước sự bắn phá ác liệt của Inter Milan mà ở đây là sự đối đầu với cầu thủ người Chile, Zamorano vào năm 1999. Với đội tuyển Quốc Gia anh là một trong những nhân tố giúp cho Đan Mạch giành được chiếc cúp Châu Âu vào năm 1992 tại Thụy Điển. Anh còn là giữ sạch lưới khi gặp Đức trong trận trung kết và Đan Mạch thắng 2-0. Thậm chí anh còn ghi bàn cho đội tuyển Quốc gia từ một cú sút Penalty vào tháng 6 năm 2000 trước đội Bỉ trong một trận giao hữu quốc tế.

Nhà cải cách ở vị trí thủ môn

Không chỉ biết cứu bóng Schmeichel còn tạo ra một vài điều mới lạ với chính bản thân mình ở vị trí cuối cùng trong hàng phòng ngự. Thật sự làm kinh ngạc đến một vài thủ môn ,anh đã trở một mối đe dọa trong việc tham gia tấn công có khi là cú chuyền đây uy lực đến cho Giggs hoặc Becks để bắt đầu một đợt phản công cho United, thường là ở gần phía góc của đường biên dọc. Vào thời điểm đó United sẽ chơi gây áp lực trên toàn sân (pressurising), sau đó một trong các cầu thủ trên chuyền lại cho Peter, anh đỡ bóng và chuyền tới trong một cú lao vào dũng mãnh của Giggs, cầu thủ này sẽ phá tan hàng phòng ngự đối phương đang bối rối trước sự xuất hiện của thủ môn người Đan Mạch. Một trong những lần tham gia tấn công nhiều nhất là nếu United đang bị dẫn trước và thời gian chỉ còn lại khoảng mấy phút, khi nhận được bóng anh sẽ chuyền nhanh về phía góc cho đồng đội rồi rời khung thành chạy nhanh vào vùng cấm địa đối phương. Schmeichel cũng đã từng ghi một bàn trong môt hoàn cảnh tương tự trong trận đối đầu với Rotor Volgograd vào năm 1995. Sau đó trong những giây sắp tàn ở trận trung kết cúp C1 năm 1999 gặp Bayern Munich anh đã bị thương và tất nhiên là không còn một pha tham gia tấn công nào được trình diễn nữa... Nhưng đó chuyện không đáng ngạc nhiên trong bóng đá nhưng người hâm mộ chỉ cảm thấy thiếu vắng một "hương vị mới".

Một người cầu toàn trong bóng đá ?

Schmeichel mang lại sự tin tưởng không chỉ cho đồng đội mà cho cả đội bóng. Cũng như là trở thành một thủ môn tuyệt vời nhất anh cũng là một người "ồn ào" nhất trên sân bóng. Anh luôn trút nỗi giận dữ lên đầu các hậu vệ những người phối hợp với anh ở hàng phòng ngự nếu nghĩ họ mắc lỗi ,giọng hét của anh có lẽ còn có thể giống như tiếng còi xuyên suốt sân bóng. Sự phẫn nộ của Peter là thường xuyên xảy ra, anh là một người cầu toàn ? hay bị ám ảnh vì bóng đá? Nếu một bàn thắng được ghi mà trước đó anh đã cản phá được nó thì đó được coi như một sự xúc phạm. Thậm chí kể cả trong tập luyện anh có thể bực mình với bất kì đồng đội nào nếu tỏ ra có những lỗi cơ bản. Schmeichel đã hò hét với các đồng đội bắt đầu từ năm 1990 và điều đó được coi là một vấn đề thông thường. Những người đồng nghiệp chính xác thấy lợi ích từ sự "ồn ào" hơi thái quá ấy. Anh giúp họ có sự chú ý nhất định, và không thể bao giờ "ngủ" được với anh ở "đằng sau" họ. Anh cảnh giác cho họ những gì mà họ chưa chắc có thể nhận thức được.Anh sẽ di chuyển lên ngang với hàng phòng ngự và truyền đạt cho họ những ý tưởng của mình.Những cầu thủ thì luôn biết "gã đàn ông nóng tính" này ở phía sau để kiểm soát mọi thứ.

Kết luận

Không có một cầu thủ nào có thể mong muốn có được những thành tích tốt hơn như vậy khi rời "the red devils". Là nhà vô địch ở Premier League(ngoại hạng Anh), FA Cup (cúp liên đoàn - quốc gia Anh), đội trưởng đội bóng vô địch Champion League (C1) và được nâng trên tay những danh hiệu nổi tiếng. Cú ăn ba là một kết cục công bằng với một năm huy hoàng đối với anh và xứng đáng cho những năm tháng cuối cùng của sự nghiệp cầu thủ chuyên nghiệp.

Mọi người nói rằng Peter chắc chắn đáng được hưởng 12 điểm một mùa giải ở Manchester United. Nếu thiếu anh MU sẽ có bao nhiêu danh hiệu? Bao nhiêu lần anh ngăn cản những những cú sút quan trọng được thừa nhận hoặc dừng lại các cú sút từ Bergkamp, Shearer, Owen, Zidane, Ronaldo... bản danh sách còn tiếp tục. Nếu một vài năm trước thì câu hỏi đã là: "Ai là cầu thủ quan trọng nhất của United ở thập niên 90?" Hiển nhiên phần lớn các câu trả lời sẽ là Eric Cantona, nhưng bây giờ nếu hồi tưởng lại quá khứ, câu trả lời tới câu hỏi đó có thể là Peter Schmeichel không? Anh là người cuối cùng của hàng phòng ngự, một hòn đá tảng mà đã xây dựng lên một đế chế hùng mạnh. Trong 9 năm, người đàn ông nay đã cứu giúp hình ảnh bóng đá của MU và là một phần cơ bản để tạo lên những danh hiệu mà Sir Alex mang lại. Bên cạnh những tên tuổi thành danh trên thế giới như Shilton, Zoff, Jennings và Yashin, Peter Schmeichel sẽ luôn luôn và mãi mãi được coi là một thủ môn xuất sắc nhất mà thế giới đã từng có .

Thành tích với United:
-League Cup:1992
-Premier League1993,1994,1996,1997,1999
-F.A Cup:1994,1996,1999
-Champion League :1999.
the_red_devils
the_red_devils
Professional Professor
Professional Professor

Nam
Tổng số bài gửi : 225
Đến từ : everywhere
Registration date : 02/03/2009

Về Đầu Trang Go down

Manchester United - Page 2 Empty Mu từ A-Z

Bài gửi  the_red_devils Sun Mar 08, 2009 9:12 am

*Sadler, David
Quốc tịch: Anh
Ngày sinh: 5/2/1946
Số lần khoác áo: 326
Số bàn thắng: 27

David Sadler khoác áo Manchester Unitd từ 1963 cho đến 1973, và là 1 trong những cầu thủ đa năng nhất trong đội hình của ngài Matt Busby. Vị trí ban đầu của ông là trung phong, nhưng sau đó lại được sử dụng nhiều nhất ở vai tiền vệ. Ngoài ra, Sadler có thể chơi được ở hầu hết các vị trí trên sân, ông có khả năng đọc trận đấu và chuyền bóng rất tốt.
Trong thời gian thi đấu tại Old Trafford, Sadler gặt hái được nhiều danh hiệu cao quý như 2 chức vô địch quốc gia các năm 1965 và 1967, cúp C1 năm 1968. Hiện ông là giám đốc 1 doanh nghiệp, đồng thờI giữ cương vị tổng thư ký HộI Cựu Cầu Thủ MU.

*Sexton, Dave
Quốc tịch: Anh
Sinh ngày: 6/5/1930
Huấn luyện MU từ 14-7-1977 đến 30-4-1981

Dave Sexton là 1 nhà tư tưởng thâm trầm, với tính cách tương tự như ngài Matt Busby. Ông kế vị Tommy Docherty làm HLV Manchester United năm 1977. Sexton không được may mắn lắm trên băng ghế huấn luyện tạI Old Trafford. Ông thất bạI trong trận chung kết cúp FA 1979, và để lỡ chức VDQG vào tay Liverpool trong ngày cuốI cùng của mùa giảI 1980.

Các cổ động viên MU dần mất kiên nhẫn vớI Sexton, và việc ông bỏ ra 1 triệu bảng để mua về tiền đạo Gary Birtles có thể coi như 1 giọt nước làm tràn ly. Birtles không ghi nổI lấy 1 bàn trong 25 trận đầu tiên trong màu áo đỏ, và Sexton bị sa thải vào năm 1981.

Trước khi trở thành HLV, Dave Sexton từng thi đấu cho các CLB Luton, West Ham, Leyton, Brighton&Hove, và Crystal Palace. Ngoài MU, ông cũng từng nắm quyền huấn luyện tại Leyton, Chelsea, Queen Park Rangers, và Coventry. Dưới sự dẫn sắt của Sexton, Chelsea đã giành chức vô địch cúp FA năm 1970.

*Sharp Electronics
Sharp Electronic là tập đoàn điện tử nổi tiếng của Nhật, được thành lập vào năm 1912 bởi ông Tokuji Hayakawa. Hãng này là nhà tài trợ chính của MU suốt 18 năm, từ 1982 đến 2000. Dòng chữ Sharp trên áo đấu đã gắn liền với những chiến tích huy hoàng của MU ở thập niên 1990. Tháng 7 năm 2000, Vodafone thay thế Sharp trong vai nhà tài trợ tại Old Trafford.

*Sharpe, Lee
Đến Manchester United từ Torquay vào năm 1988 vớI giá 185 000 bảng, Lee Sharpe từng được kỳ vọng sẽ trở thành 1 biểu tượng tại Nhà Hát Những Giấc Mơ. Năm 1991, ở tuổI 20, anh được trao tặng danh hiệu Cầu Thủ Trẻ Xuất Sắc Nhất Nước Anh. Nhưng rồi những chấn thương kéo đến, và khi bình phục, Sharpe lại không cạnh tranh nổI với Ryan Giggs ở vị trí tiền vệ cánh trái.

NổI danh với những màn ăn mừng bàn thắng theo kiểu Elvis Presley (ca sỹ huyền thoạI ngườI Mỹ, vua nhạc rock’n’roll), Lee Sharpe đã cùng MU giành cúp C2 châu Âu năm 1991, League Cup năm 1992, cúp FA năm 1994, và 3 chức VDQG vào các năm 1993, 1994, 1996. Bệnh tật khiến Sharpe phải nghỉ thi đấu 1 thời gian dài trong mùa 1996, rồi sự xuất hiện của những tài năng mới như David Beckham và Paul Scholes khiến anh không còn chỗ đứng. CuốI năm 1996, anh được bán sang Leeds United với giá 4.5 triệu bảng.

Lee Sharpe lần lượt thi đấu cho Leeds, Bradford, Sampdoria (Italy), và Portsmouth, trước khi phải từ giã bóng đá đỉnh cao vì chấn thương. Tuy nhiên, anh vẫn tham gia thi đấu ở các giải hạng dưới ở Anh.

*Stam, Jaap
Quốc tịch: Hà Lan
Sinh ngày: 17/7/1972
Số trận khoác áo MU: 127
Số bàn thắng: 1

Trung vệ Jaap Stam khởi nghiệp tại CLB FC Zwolle vào năm 1994, sau đó chuyển đến Cambuur Leeuwarden và Willem II. Năm 1996, anh kỳ hợp đồng với PSV Eindhoven, 1 trong 3 đạI gia của bóng đá Hà Lan. Cùng PSV, anh giành được cúp quốc gia năm 1996, và chức VDQG năm 1997. Đặc biệt năm 1997, anh được nhận danh hiệu Cầu Thủ Xuất Sắc Nhất Hà Lan. Năm 1998, Manchester United đã phải bỏ ra 10.6 triệu bảng, cái giá kỷ lục thế giới cho 1 hậu vệ lúc bấy giờ, để có được anh.

Sau sự khởi đầu khá tệ hại, Stam dần dần tìm lại được phong độ, và trở thành 1 hòn đá tảng nơi hàng phòng thủ của Manchester United, đồng thời cũng được coi là trung vệ xuất sắc nhất thế giới. Không chỉ mạnh mẽ và chuồi bóng chính xác, Stam còn sở hữu 1 nhãn quan chiến thuật tuyệt vời, và 1 khả năng đọc trận đấu rất chính xác. Nếu không có Jaap Stam vững vàng nơi hàng hậu vệ, không chắc United đã làm nên chiến tích ăn ba vào năm 1999. Trong thờI gian tại MU, Stam lần lượt đá cặp vớI Johnsen, Berg, Silvestre, Brown, May, và anh em Neville. Hàng phòng thủ MU từ sau năm 1999 tuy có bị chỉ trích nhiều, nhưng lỗi lầm thường là ở thủ môn và các hậu vệ khác, chứ phong độ của Stam không hề đi xuống.

Được coi là hậu vệ số 1 của giải ngoại Anh, nhưng đến tháng 8 năm 2001, Stam gây nên scandal đình đám khi cho đăng báo từng kỳ quyển hồi ký “ĐốI Đầu” (Head to Head) của mình, trong đó anh chỉ trích các đồng độI tạI MU, và cả HLV Alex Ferguson. Ngài Alex đã không tha thứ cho hành động này, và đem Stam bán cho Lazio của Italy vớI giá 16 triệu bảng.

Trong thời gian đầu tại Lazio, Stam gặp đủ chuyện rắc rối, thậm chí còn bị treo giò do dùng thuốc kích thích. Nhưng rồi mọI khó khăn cũng qua, và hiện nay anh đang thi đấu vớI phong độ ổn định tại AC Milan. Stam cũng vẫn là thành viên thường trực của tuyển quốc gia Hà Lan, từng 3 lần dự Euro vào các năm 1996, 2000, 2004, và 1 lần dự World Cup năm 1998.

Danh hiệu vớI United

1999: VDQG
1999: Cúp FA
1999: VD Champions League
2000: VDQG
2001: VQQG

*Stapleton, Frank
Quốc tịch: Cộng hoà Ailen
Ngày sinh: 10/7/1956
Số lần khoác áo: 265
Số bàn thắng Scored: 78

Frank Stapleton là 1 mẫu tiền đạo kiến thiết, tuy không ghi bàn nhiều nhưng chơi sáng tạo, đánh đầu giỏi và thường xuyên tạo ra thời cơ cho ngườI đá cặp cùng mình. Tuy nhiên, không ghi bàn nhiều không có nghĩa là…ghi ít, vì trong 3 mùa bóng đầu tiên chơi tạI United, ông đều là ngườI dẫn đầu danh sách phá lướI của đội.

KhởI nghiệp tạI Arsenal năm 1973, Stapleton là người đầu tiên HLV Ron Atkinson mua về khi ông đảm nhiệm cương vị HLV MU vào năm 1981, vớI giá chuyển nhượng là 900 000 bảng. Trong thờI gian thi đấu tại Old Trafford, Stapleton lần lượt đá cặp cùng Gary Birtles, Norman Whiteside, và Mark Hughes trên hàng tiền đạo United. Ông cùng đội giành 2 cúp FA vào năm 1983 và 1985. Trong trận MU thắng Brighton 4-0 ở chung kết cúp FA năm 1983, đích thân ông đóng góp 1 bàn.

Sau khi Atkinson ra đi và Alex Ferguson tiếp quản ghế huấn luyện ở MU, Stapleton cũng bị “thất sủng”. Ông rời MU và lần lượt thi đấu cho Ajax Amsterdam (Hà Lan), Derby County, Le Havre (Pháp), Blackburn, Aldershot Town, Huddersfield, Bradford (vừa là cầu thủ vừa là HLV), và Brighton, trước khi từ giã sân cỏ sau mùa 1994/95.

Stapleton là thành viên độI tuyển quốc gia Ireland từng làm kinh ngạc thế giớI tạI Euro 1988 và World Cup 1990. Hiện ông là bình luận viên bóng đá cho các các hãng Sky và Talksport.

*Stepney, Alex
Quốc tịch: Anh
Ngày sinh: 8/9/1942
Số lần khoác áo: 535
Số trận giữ sạch luới: 175

Alex Stepney gia nhập Manchester United từ Chelsea vào tháng 8 năm 1966 với giá 55 000 bảng, cái giá kỷ lục thể giới giành cho 1 thủ môn khi đó. Thi đấu cho MU trong suốt 12 năm từ 1966 đến 1978, ông là thủ môn ghi bàn nhiều nhất trong lịch sử MU, và cũng được coi thủ môn xuất sắc nhất trước khi Peter Schmeichel xuất hiện. Ông từng lập kỷ lục cầu thủ thi đấu nhiều trận liên tiếp nhất cho United, vớI 92 trận, nhưng kỷ lục đó sau này cũng bị phá bởi chính Schmeichel.

Trong mùa bóng 1966-1967, Stepney giữ sạch lưới 14 lần trong 34 trận ra quân ở giải VDQG, giúp MU giành chức vô địch Anh. Tại trận chung kết cúp C1 năm 1968, ông đã có pha cản bóng xuất thần trước siêu tiền đạo Eusebio của Benfica, lúc tỷ số đang là 1-1; nếu không có pha bóng ấy không chắc United đã vươn lên giành thắng lợi chung cuộc. Ở mùa bóng 1973-74, ông ghi 2 bàn duy nhất trong sự nghiệp, sau khi thực hiện thành công 2 quả phạt đền.

Năm 1979, sau khi mất vị trí chính thức tại MU vì chấn thương, Stepney sang Mỹ thi đấu cho Dallas Tornado. Ông trở về Anh 1 thời gian ngắn bắt cho Altrincham, trước khi trở lại Dallas Tornado và từ giã sân cỏ năm 1980.
the_red_devils
the_red_devils
Professional Professor
Professional Professor

Nam
Tổng số bài gửi : 225
Đến từ : everywhere
Registration date : 02/03/2009

Về Đầu Trang Go down

Manchester United - Page 2 Empty Mu từ A-Z

Bài gửi  the_red_devils Sun Mar 08, 2009 9:14 am

*Stiles, Nobby
Có 2 hình ảnh mà ngườI ta còn nhớ mãi trong ngày khải hoàn của bóng đá Anh tại World Cup 1966. Hình ảnh thứ nhất ghi nhận cảnh độI trưởng Bobby Moore đang ngồI trên vai các đồng đội, giương cao chiếc cúp Nữ Thần Vàng. Thứ hai là vũ điệu chiến thắng và nụ cườI… toe toét không răng của Nobby Stiles.

Tướng tá thấp lùn và cửa miệng sún răng tạo cho Nobby Stiles 1 dáng vẻ hài hước, nhưng trên sân cỏ thì ông lại chẳng khôi hài chút nào. Stiles nổi danh như 1 trong những trung vệ cứng rắn và “lì lợm” bậc nhất vào những năm 1960-1970. Khả năng đọc trận đấu của ông rất nhanh và nhạy bén, với tuyệt chiêu là những cú chuồI bóng cực kỳ mãnh liệt, còn sở trường là kèm ngườI, bắt chết trụ cột đốI phương. Nói về kỹ năng kèm người thì có lẽ trong lúc đương thờI, Stiles chỉ chịu kém có Berti Vogts của Tây Đức mà thôi.

Norbert Stiles, tên thân mật là Nobby, sinh ngày 18-2-1942 tạI Collyhurst, Manchester, cùng “quê” với Brian Kidd. Những ngày thơ ấu, Stiles đã là 1 fan cuồng nhiệt của MU, và không tuần nào lại vắng mặt nơi hậu đài Stretford(*). Thuở còn là học sinh, ông khoác áo độI bóng các trường Manchester và Lancashire. Tháng 12 năm 1957, Stiles ký hợp đồng tập sự vớI MU. Năm 18 tuổi, ông được thăng lên đội chính, và thi đấu ra mắt vào ngày 1-10-1960 trong trận gặp Bolton.

Những ngày tháng huy hoàng của Nobby Stiles bắt đầu vào mùa xuân năm 1965, khi ông lần đầu tiên được thi đấu trong màu áo tuyển Anh, ở trận hòa 2-2 vớI đốI thủ truyền kiếp Scotland tại Wembley. Cùng năm ấy, Stiles và MU giành ngôi vô địch quốc gia. Năm tiếp theo, 1966, lại đến cùng vớI những vinh quang chói lọi hơn thế nữa, khi ông được bảo vệ màu cờ sắc áo trong giải World Cup tổ chức ngay chính quê hương mình. Trận đấu để đời của Stiles tại World Cup 1966 là ở vòng bán kết, khi ông được giao trách nhiệm bắt chết siêu tiền đạo Eusebio của Bồ Đào Nha. Nhiệm vụ khó khăn này đã được hoàn thành 1 cách hoàn hảo, vì Stiles gần như dập tắt hết mốI nguy hiểm tiềm tàng đến từ Eusebio, bằng cách đá cho “Con Báo Đen” té ngã “lên bờ xuống ruộng”. Vượt qua thử thách Bồ Đào Nha, tuyển Anh tiếp tục hạ gục Tây Đức 4-2 trong trận chung kểt với 1 hattrick độc nhất vô nhị của Geoff Hurst. Chính sau trận đấu ấy, vũ điệu hoan ca của Nobby Stiles được truyền đi toàn thế giới.

Vinh quang của Nobby Stiles dường như gắn liền với cầu trường Wembley, đó là nơi ông lần đầu khoác áo đội tuyển vào năm 1965, lên ngôi vô địch hoàn cầu vào năm 1966. Đến năm 1968, đó lại là nơi Stiles giương cao cúp C1 châu Âu, sau khi MU dũng mãnh đè bẹp Benfica 4-1. 1 lần nữa Stiles lại đụng độ “Con Báo Đen” Eusebio trong 1 trận chung kết, và 1 lần nữa ông giành thắng lợi. Trong khoảng giữa 2 chiếc cúp cao quý 1966 và 1968, Stiles còn cùng MU vô địch quốc gia năm 1967.

Cúp C1, Cúp Thế Giới đều đã có cả, thế thì lẽ ra Nobby Stiles không còn phảI khao khát bất kỳ 1 danh hiệu nào khác. Thế nhưng, cho đến nay, ông vẫn lấy làm tiếc rằng chưa bao giờ được tham dự 1 trận chung kết cúp FA. Stiles vắng mặt trong trận chung kết năm 1963 giữa MU và Leicester, và kể từ đó ông không còn cơ hội nào nữa.

Sau World Cup 1970, Nobby Stiles rời đội tuyển quốc gia Anh, để lại sau lưng 28 trận đấu quốc tế và 1 bàn thắng (ghi trong trận Anh thắng Tây Đức 1-0 ngày 23-6-1966). Năm 1971, khi MU đang lâm vào suy thoái, Stiles chuyển sang thi đấu cho Middlesbrough với giá 20000 bảng. 2 năm sau, ông lại chuyển đến Preston North End vớI tư cách cầu thủ kiêm huấn luyện viên. Từ giã sân cỏ năm 1974, ông tiếp tục huấn luyện Preston North End đến năm 1981, sau đó phiêu lưu sang tận Canada để dẫn dắt Vancouver Whitecaps. Năm 1984, Stiles trở về nước làm trợ lý huấn luyện, sau đó là huấn luyện viên trưởng của West Bromwich Albion. Từ năm 1989 đến năm 1993, ông phụ trách công tác đào tạo cầu thủ trẻ, và đã góp công đào tạo nên những Ryan Giggs, David Beckham, và Gary Neville tạI MU. Năm 2000, Nobby Stiles vinh dự được nữ hoàng Elizabeth II phong tặng tước hiệu OBE (Officer of the British Empire, tức Sỹ Quan Đế Chế Anh).

Vài thông số về Nobby Stiles trong thờI gian thi đấu cho MU:

Số trận đấu/ Số bàn thắng

VDQG: 311/17
FA Cup:38/0
League Cup:7/0
Cúp châu Âu:36/2
Tổng cộng: 392/19

Danh hiệu:
1965: VDQG
1967: VDQG
1968: Cúp C1 châu Âu

Chú thích: Về hậu đài Stretford, xem thêm bài “Old Trafford-Mộng Hý Trường Hay Nhà Hát Những Giấc Mơ” của cùng ngườI viết.

*Strachan, Gordon
Quốc tịch: Scotland
Ngày sinh: 9/2/1957
Số lần khoác áo: 195
Số bàn thắng: 38

Gordon Strachan là 1 tiền vệ có tốc độ nước rút cực nhanh, và được xem là 1 trong những cầu thủ xuất sắc nhất của Scotland mọI thờI đại. Ông thi đấu tại Anberdeen từ năm 1977 đến 1984, và, dưới sự dẫn dắt của HLV Alex Ferguson, đã giành được 2 chức VDQG Scotland, 3 cúp FA, 1 cúp C2, và 1 Siêu Cúp Châu Âu.

Năm 1984, Strachan chuyển từ Anberdeen sang Manchester United với giá 600000 bảng. TạI Old Trafford, ông hợp cùng Bryan Robson thành 1 cặp tiền vệ trung tâm vững chắc, giúp MU giành được cúp FA năm 1985. Năm 1986, Strachan tái ngộ người thầy cũ Alex Ferguson, nhưng lần này mối quan hệ giữa họ lại xấu đi, và rốt cuộc Ferguson đã bán ông sang Leeds vào năm 1988. TạI Elland Road, Strachan thi đấu bên cạnh Eric Cantona, và giúp Leeds giành chức VDQG năm 1992. Cũng trong năm 1992 này, ông đá trận cuốI cùng cho độI tuyển quốc gia Scotland, sau 2 lần dự World Cup vào các năm 1982 và 1986.

Rời Leeds năm 1995, Strachan đến vớI Coventry City. Ông trở thành HLV kiêm cầu thủ ở Coventry vào năm 1996, trước khi chuyển hẳn sang nghề huấn luyện 1 năm sau. Đến nay, ngoài Coventry, Strachan cũng đã từng dẫn dắt Southampton.
the_red_devils
the_red_devils
Professional Professor
Professional Professor

Nam
Tổng số bài gửi : 225
Đến từ : everywhere
Registration date : 02/03/2009

Về Đầu Trang Go down

Manchester United - Page 2 Empty Mu từ A-Z

Bài gửi  the_red_devils Sun Mar 08, 2009 9:16 am

*Scholes, Paul
Quốc tịch: Anh
Sinh ngày: 16-11-1974
Vị trí: Tiền vệ công, tiền đạo lùi
Trận đầu tiên khoác áo MU: Gặp Port Vale ngày 21/9/1994

Paul Scholes là 1 tiền vệ công mạnh mẽ với tốc độ nước rút cao và những cú sút đầy uy lực, thường được so sánh cùng Bryan Robson và ngài Bobby Charlton. Anh ký hợp đồng tập sự với MU ngày 8 tháng 7 năm 1991, và hợp đồng chuyên nghiệp ngày 23 tháng 7 năm 1993. Scholes có mặt trong độI hình MU đoạt cúp FA trẻ năm 1992, và độI hình tuyển U-18 Anh giành chức vô địch châu Âu năm 1993. Cùng vớI anh em Neville, David Beckham, Nicky Butt, anh là 1 thành viên của thế hệ vàng Alex Ferguson.

Do Eric Cantona và Mark Hughes vắng mặt, Scholes tìm được chỗ đứng trong đội hình MU từ mùa bóng 1994-95. Từ đó trở đi, anh liên tục lên đến đỉnh vinh quang cùng United, với cú đúp năm 1996, và chức VDQG năm 1997, và vớI những cú sút xa thành bàn tuyệt đẹp. Mùa bóng 1998-99, Scholes ghi dấu ấn khó quên trên con đường tiến tớI cú ăn ba lịch sử. Anh sút tung lướI Bayern Munich, Barcelona, và Inter Milan tại Champions League, cũng như ghi bàn trong trận gặp Newcastle ở chung kết cúp FA. Đáng tiếc thay, Scholes lại không thể tham gia trận chung kết C1 giữa MU và Bayern do bị treo giò.

Từ mùa bóng 2001-02, HLV Alex Ferguson đẩy Scholes từ vị trí tiền vệ công lên chơi tiền đạo lùi. Tuy có phần bỡ ngỡ lúc ban đầu, nhưng rồI thì anh cũng quen vị trí. Scholes đã chơi rất nỗ lực, góp phần vào chức VDQG năm 2003 và cúp FA năm 2004. Trong trận bán kết cúp FA năm 2004, chính anh là ngườI ghi bàn duy nhất hạ gục Arsenal. Với sự có mặt của các tiền đạo mới như Alan Smith và Wayne Rooney ở mùa bóng 2004, Scholes lại có thể lùi về với vai trò tiền vệ quen thuộc của mình.

Một vấn đề vềmắt đã buộc Scholes rời xa sân cỏ trong nửa sau của mùa giải 2005/06, nhưng sự trở lại của anh ở trận cuối cùng gặp Charlton đã đem lại niềm hy vọng cho cả BHL lẫn CĐV trước khi bước vào mùa hè mà mục tiêu là phải giải quyết cho được những nhức nhối nơi trung tâm hàng tiền vệ.

VớI đội tuyển Anh, Scholes cũng là 1 mắt xích thiết yếu. Anh từng tham gia 2 kỳ World Cup: 1998, 2002, và 2 kỳ Euro: 2000, 2004. Những giây phút đáng nhớ nhất của Scholes trong màu áo tuyển quốc gia là khi anh lập hattrick trong trận Anh thắng Ba Lan 3-1. Nhưng đáng tiếc, vấn đề tuổi tác và sức khoẻ, cũng như muốn giành hết sức cho ManU, Scholes đã quyết định từ giã ĐTQG sau EURO 2004.

Danh hiệu vớI United:

1992: Cúp FA trẻ
1996 VDQG
1996 Cúp FA
1997: VDQG
1999: VDQG
1999: Cúp FA
1999: VD Champions League
1999: Cúp Liên Lục Địa
2000: VDQG
2001: VQQG
2003: VDQG
2004: Cúp FA
2006: Carling Cup

*Scotland
Scotland nằm trong Vương Quốc Anh (The United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland), với dân số 5057400 ngườI (số liệu năm 2003), và thủ đô là Glasgow. Scotland sở hữu 3 sân vận động thuộc loạI lớn và đẹp nhất thế giớI là Hampden Park, Ibrox Park, và Celtic Park, và thành Glasgow là nơi lưu giữ “mối thù truyền kiếp” giữa 2 CLB có truyền thống hào hùng: Celtic và Rangers.

Cũng tại Glasgow này đã xuất thân 2 vị huấn luyện viên huyền thoại của Manchester United: Hiệp sỹ Matt Busby và Hiệp sỹ Alex Ferguson. Trong lịch sử hơn trăm năm của United, không ít các ngôi sao của họ đến từ Scotland, mà sáng giá nhất có Denis Law, Brian McClair, Jim Leighton, Lou Macari, và Gordon Strachan.

*Shareholders United (Hội cổ đông United)
Shareholders United là 1 tổ chức phi lợi nhuận và phi đảng phái, với hội viên là các cổ động viên đang nắm giữ cổ phần tại Manchester United. Các hội viên sẽ bỏ phiếu bầu ra Ban Chấp Hành.

Mục tiêu của Shareholders United là hướng tới 1 Manchester hoàn toàn nằm trong sự kiểm soát của các cổ động viên, ngõ hầu duy trì sự độc lập cho CLB. Như là 1 phần trong mục tiêu ấy, Shareholders United tích cực chống đối việc độI bóng rơi vào tay những cá nhân hay đơn vị vốn không đam mê bóng đá, mà chỉ thuần túy hướng đến lợi nhuận, mà trùm tư bản Mỹ Malcolm Glazer là 1 ví dụ.
the_red_devils
the_red_devils
Professional Professor
Professional Professor

Nam
Tổng số bài gửi : 225
Đến từ : everywhere
Registration date : 02/03/2009

Về Đầu Trang Go down

Manchester United - Page 2 Empty Mu từ A-Z

Bài gửi  the_red_devils Sun Mar 08, 2009 9:18 am

Manchester United ---> T

*Taylor, Tommy
Một tiền đạo luôn dũng mãnh xuyên phá những bức tường phòng ngự đối phương và "gieo tai ương" cho bất kỳ hậu vệ nào dám dại dột ngáng đường. 1 tiền đạo luôn bật cao hơn tất cả để tạo nên cơ hội và ghi bàn đem về chiến thắng. Đó chính là Tommy Taylor.

Thomas Taylor, thường gọi Tommy, sinh ngày 29 tháng 1 năm 1932 tại Barnsley, Anh Quốc trong 1 gia đình nghèo khó. Ngay từ khi còn bé, ông đã phải đi làm thợ mỏ tại mỏ than Colliery. Những khi rảnh việc, ông thường cùng các bạn thợ tham gia thi đấu đá banh. Chính tại những trận đấu ở Colliery, Tommy đã lọt vào mắt xanh của 1 chuyên gia săn tìm tài năng trẻ ở CLB địa phương Barnsley. Năm được Barnsley ký hợp đồng, Tommy mới 16 tuổi.

Những màn trình diễn ấn tượng của Tommy tại Barnsley đã thuyết phục được HLV Matt Busby của Manchester United. Năm 1953, ông chuyển sang M.U với cái giá chuyển nhượng khá kỳ lạ là 29,999 bảng. Tại MU, Tommy đã hợp cùng Dennis Violet trở thành cặp tiền đạo sát thủ tại nước Anh. Cặp Tommy- Violet cũng được coi là 1 trong những bộ đôi ăn ý nhất trong suốt chiều dài lịch sử của Red Devils. Riêng về Tommy, do thể hình lực lưỡng cao to, điểm mạnh sở trường của ông là không chiến, với những cú đánh đầu mạnh như trái phá và chính xác đến cực kỳ.

Trong trận đấu ra mắt ở M.U vào ngày 7-3-1953, Tommy Taylor ngay lập tức ghi 2 bàn vào lưới Preston N.E. Cuối mùa bóng 52-53, ông ghi được 7 bàn tuy chỉ tham gia thi đấu 11 trận. Với Tommy trên hàng công, MU chinh phục trái tim người hâm mộ với 1 lối chơi lôi cuốn và quyến rũ, cùng 2 chức VĐQG 1956 và 1957. Tommy cũng là người ghi bàn cho MU trong trận chung kết cúp FA năm 1957, trận đấu mà The Reds thua do những quyết định sai trái của trọng tài. Ngưỡng mộ tài năng của Tommy, CLB Inter Milan của Ý đề nghị mua ông với giá 65 000 bảng, song Matt Busby cương quyết chối từ.

Tại đội tuyển quốc gia Anh, Tommy Taylor được xem như người kế thừa của siêu tiền đạo Bolton là Nat Lofthouse. Ông khoác áo tuyển quốc gia 19 trận, ghi được 16 bàn. Số trận khoác áo tuyển Anh của Tommy lẽ ra cao hơn rất nhiều, nếu không có thảm họa Muních vào tháng 2 năm 1958...

6 tháng 2 năm 1958 là 1 ngày định mệnh của Busby's babes. Chiếc máy bay chở đội bóng MU từ Belgrade trở về đã gặp nạn tại phi trường Munich, cướp đi sinh mạng của 8 cầu thủ áo đỏ, trong đó có Tommy Taylor. Tommy ra đi ở độ tuổi 26, và khi đang ở trên đỉnh cao của sự nghiệp.

Trong suốt quãng thời gian ngắn ngủi thi đấu trong màu áo Quỷ đỏ (từ 1953 - 1958), Taylor đã ghi được 128 bàn thắng trong 189 trận ra quân.

*The Treble (Cú ăn 3)
1998-99 là mùa giải thành công nhất trong lịch sử câu lạc bộ, Manchester United trở thành đội bóng Anh đầu tiên đạt được cú ăn ba - vô địch cả giải Ngoại hạng Anh, FA Cup và Champions League trong một mùa giải. Trận chung kết Champions League hết sức thú vị khi United bị dẫn 1-0 khi trận đấu chỉ còn 1 phút, tuy nhiên hai bàn thắng ghi được ở phút bù giờ đã giúp họ giành được chiến thắng từ tay Bayern München. Hai tiền vệ trung tâm chủ chốt của United, Roy Keane và Paul Scholes, không được dự trận đấu này vì bị treo giò. Sau đó Ferguson được phong tước hiệp sĩ vì những đóng góp cho bóng đá Anh.Trong thực tế cú ăn ba năm 1999 là cú ăn ba đầu tiên của một câu lạc bộ nằm trong hệ thống 5 giải vô địch quốc gia lớn ở Châu Âu (gồm có Ý, Anh, Tây Ban Nha, Đức và Pháp). Liệu bao giờ United hay một câu lạc bộ nào khác lặp lại được thành tích trên ? Câu trả lời rất có thể là không bao giờ!
the_red_devils
the_red_devils
Professional Professor
Professional Professor

Nam
Tổng số bài gửi : 225
Đến từ : everywhere
Registration date : 02/03/2009

Về Đầu Trang Go down

Manchester United - Page 2 Empty Mu từ A-Z

Bài gửi  the_red_devils Sun Mar 08, 2009 9:19 am

Manchester United ---> U

*Umbro
Năm 1993 Manchester United được hãng sản xuất trang phục thể thao Umbro lý hợp đồng tài trợ trang phục cho câu lạc bộ sau khi vượt qua được đối thủ cạnh tranh nặng ký là Adidas. Những chiếc áo đỏ khi thi đấu trên sân nhà của

United là thứ bán chạy nhất trong các shop thể thao của Man United. Umbro đã có cuộc thử nghiệm trên các bộ trang phục của Man United với vô số các màu sắc khác nhau như xanh da trời , đen, trắng, và và nửa xanh, xanh và sọc trắng.

Bộ trang phục ít được hưởng ứng nhất là bộ quần áo màu xám trong màu giải 1996 khi những lần thi đấu vợi bộ áo này United không bao giờ giành được chiến thắng, các cầu thủ đã kêu ca phàn nàn về những bộ quần áo loè loẹt nhiều màu sắc. Đến mùa giải 2001 – 2002 Nike đã chính thức thay thế cho Umbro trong việc tài trợ trang phục thi đấu cho Manchester United với một bản hợp đồng kỷ lục trị giá 300 triệu bảng.

*USA (Nước Mỹ)
Manchester United là một trong những câu lạc bộ rất được ưa chuộng trên đất Mỹ nới mà bóng rổ hay bóng bầu dục mới là những môn thể thao được yêu thích nhất của họ, những người hâm mộ có thể dược tìm thấy trong những quán bar ở New York, Chicago hay Los Angeles vào lúc 7 giờ sáng khi theo dõi United thi đấu qua vệ tinh. Manchester United có sự cộng tác với câu lạc bộ bóng bầu dục nổi tiếng nhất của Mỹ là New York Yankees, 2 câu lạc bộ có thể bày bán các sản phẩm hàng hoá của nhau và và nhiều kế hoạch dự án cộng tác khác với nhau trong niềm hy vọng có thể đưa nền bóng đã Mỹ cất cánh trong tương lai. Yankees cũng tương tự như Manchester United họ là một câu lạc bộ bóng bầu dục lớn , giàu có và có rất nhiều cổ động viên hâm mộ.

Với việc bóng đá Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ngày càng phổ biến trên đất Mỹ, và nhận được sự quan tấm rất lớn từ lớp trẻ của Mỹ, bóng đá Mỹ có thể bay cao. Trên đất Mỹ, United chắc chắn sẽ là câu lạc bộ đứng đầu về số người hâm mộ trên đất Mỹ vượt trên cả Juventus, Real Madrid lẫn Barcelona.
the_red_devils
the_red_devils
Professional Professor
Professional Professor

Nam
Tổng số bài gửi : 225
Đến từ : everywhere
Registration date : 02/03/2009

Về Đầu Trang Go down

Manchester United - Page 2 Empty Mu từ A-Z

Bài gửi  the_red_devils Sun Mar 08, 2009 9:22 am

Manchester United ---> V

*Violence - Bạo Lực
Mặc dù được coi là một CLB có số lượng cổ động viên đông và có cách cư xử đúng mực nhất tại thời điểm này nhưng Manchester Unitec cũng đã có những NHM cuồng nhiệt quá mức - đặc biệt là vào cuối những năm 1970. United là một trong những CLB đầu tiên lập hàng rào chắn ngăn cách giữa hàng ghế CĐV và trên sân vận động của mình. Vào năm 1974 khi CLB còn ở giải hạng hai, đã có những trận đấu mà có tới 20 Nghìn CĐV đến sân bóng - số lượng đó còn hơn hẳn một thị trấn và điều đó rất dễ gây ra bạo động. Tuy nhiên United không phải là CLB duy nhất lẻ loi trong việc ngăn cản các vấn đề bạo lực vào cuối những năm 70 và đầu những năm thập niên 80.

*Viollet, Dennis
Tại mùa bóng 1959/1960, Dennis Viollet 32 lần phá lưới đối phương chỉ trong 36 trận ra sân. Từ thuở MU ra đời với cái tên Newton Heath cho đến thời điểm ấy, chưa ai ... đạt đến kỷ lục ghi bàn này. Và từ thời điểm ấy cho đến nay, 44 năm trôi qua, kỷ lục này vẫn sừng sững vì chưa ai phá nổi. Những Vua Phá Lưới gần đây nhất của MU là Dwight Yorke và Ruud Van Nistelrooy, chỉ lần lượt ghi được có 18 và 25 bàn, so với con số 32 thì còn thua kém nhiều lắm.

Dennis Viollet sinh ngày 20-9-1933 tại Manchester, và trưởng thành ngay tại lò đào tạo trẻ của MU, thế hệ Busby Babes. Năm 1953, ông được thăng lên đội lớn để thay thế tiền đạo lão tướng Stan Pearson, và thi đấu trận ra mắt gặp Newcastle vào ngày 11-4. Trong mùa giải ấy, Viollet được xếp đá cặp cùng Tommy Taylor. Kể từ đó, 2 người hợp thành 1 cặp “bài trùng hủy diệt”, gieo rắc kinh hoàng trên sân cỏ Anh và châu Âu trong suốt 5 năm, cho đến ngày Tommy Taylor tử nạn. Hiệu suất ghi bàn của Taylor là 0,5 bàn 1 trận, còn của Viollet là 0.6; không nghi ngờ gì, họ chính là cặp tiền đạo ăn ý và hiệu quả nhất trong lịch sử United, ngay đến cặp Cole-Yorke những năm cuối thập niên 1990 cũng không sánh bằng.

Nhìn dáng điệu nhỏ nhắn gầy ốm của Viollet, ban đầu các hậu vệ đối phương đều ra vẻ coi thường, và chính sự coi thường này bắt họ phải trả giá thật đắt. Nhưng ngay cả khi không chủ quan đi nữa thì cũng khó mà ngăn cản được Viollet. VớI khả năng kiểm soát bóng nhanh nhạy và tốc độ nhanh như “ánh sáng”, ông dễ dàng xuyên thủng các hàng phòng thủ, như 1 lưỡi gươm đâm xuyên mọI chướng ngạI, để lạI các trung vệ địch “hít bụI” ở sau lưng. Điểm yếu duy nhất của Viollet là đánh đầu không giỏi, nhưng 1 khi đã có đốI tác là “Người Hùng Trên Không” Tommy Taylor(*) ở bên cạnh thì điểm yếu đó cũng không đáng quan tâm. 1 trong những pha dàn xếp quen thuộc giữa 2 tiền đạo này là khi bóng được chuyền bổng vào vùng cấm địa, Taylor sẽ bật cao không chiến cùng các hậu vệ, dùng đầu găm bóng xuống cho Viollet ghi bàn. Chính vì Taylor bổ sung cho nhược điểm của Viollet và ngược lạI, nên khi kết hợp vớI nhau thì cả 2 tạo thành 1 cặp bài trùng vô cùng hoàn hảo.

Cặp bài trùng Viollet - Taylor góp công rất lớn đưa United đến 2 chức vô địch quốc gia liên tiếp vào các năm 1956 và 1957. Khi đã thống trị đấu trường quốc nội, giấc mộng vinh quang của họ bắt đầu hướng ra châu Âu. Trong trận tứ kết cúp C1 năm 1958 giữa MU và Red Star Belgrade, Viollet là 1 trong những cầu thủ ra sân tại Nam Tư, và chính ông ghi 1 bàn trong kết quả hòa 3-3 của trận ấy. Có ai ngờ chuyến trở về từ đất nước Đông Âu cũng đánh dấu luôn sự chia cắt âm dương giữa 2 tiền đạo ăn ý nhất nước Anh. Taylor qua đờI, còn Viollet sống sót vớI thương tích nặng.

Ban đầu, ai cũng ngỡ thương tích Munich sẽ chấm dứt luôn sự nghiệp của Viollet, nhưng ông ra sức cố công tập luyện và cuối cùng trở lạI được sân cỏ. Đến đây, lại nảy sinh 1 nghi ngờ mới: không có Taylor thì Viollet sẽ thi đấu sao đây, có còn hiệu quả được như xưa? Nhưng mối nghi ngờ nhanh chóng bị đập tan khi Viollet lên ngôi Vua Phá Lưới giải VDQG Anh mùa 1959-60, với kỷ lục ghi bàn đã nêu trên. Nếu xét về tổng số bàn thắng trong thời kỳ thi đấu cho MU, thì còn nhiều người hơn Viollet, như George Best và Denis Law chẳng hạn, Law thậm chí có lần còn lập kỷ lục ghi 5 hat-trick chỉ trong 1 mùa, nhưng nếu chỉ xét về số bàn thắng trong riêng 1 mùa bóng thôi thì Viollet giữ vị trí độc tôn.

Tuy nhiên, thật đáng ngạc nhiên là trong cặp bài trùng Viollet - Taylor thì chỉ có Taylor là được trọng dụng tạI đội tuyển quốc gia. Có lẽ là do Viollet không phù hợp vớI lối chơi lật cánh đánh đầu truyền thống chăng? 2 năm sau khi Taylor qua đời, Viollet mới lần đầu tiên được khoác áo tuyển Anh, và số lần khoác áo đội tuyển của ông cũng chỉ dừng ở con số 2. Chỉ 2 trận thôi, nhưng cũng kịp ghi 1 bàn thắng.

Sau kỷ lục độc nhất vô song ở mùa giải 1960, phong độ của Viollet có phần kém sút. Điều này cũng dễ hiểu, bởI vì đỉnh cao chính là “đêm trước” của sự xuống dốc, và 1 khi tinh hoa đã phát tiết cả rồI thì sẽ chẳng còn gì nữa. Năm 1962, trong công cuộc tái thiết MU, ngài Matt Busby đẩy Viollet sang Stoke City. Sau đó, ông chuyển sang Ireland thi đấu cho Linfield, trước khi kết thúc sự nghiệp cầu thủ và trở thành HLV cho NASL tạI Mỹ. Viollet qua đời vào tháng 3 năm 1999, hưởng thọ 65 tuổi. Nhắc về ông, cựu đồng đội Bobby Charlton ca ngợi “Kỷ lục của anh vẫn còn đó, và đấy chính là cách tốt nhất để tưởng nhớ anh."

Vài thông số về Viollet trong thời gian ở MU:

Số trận đấu/ Số bàn thắng: VDQG 259/159
FA Cup 18/5
League Cup 2/1
Cúp Châu Âu 12/13
Tổng cộng 291/178

Các danh hiệu:
1956: VDQG
1957:VDQG

*Van Der Gouw, Raimond
Quốc tịch: Hà Lan
Sinh ngày: 24/3/1963
Số trận thi đấu: 46
Số trận giữ sạch lưới: 15

Sir Alex Ferguson đã mang chàng thủ môn cao lớn người Hà Lan này về Manchester United để bắt dự bị cho Peter Schmeichel vào tháng 7 năm 1996. United đã rất may mắn khi có một chàng thủ môn rất dễ bảo và luôn luôn sẵn sàng ra sân trong bất cứ hoàn cảnh nào. Mỗi khi Peter Schmeichel không thể ra sân thi đấu Van Der Gouw luôn là một sự thay thế đáng tin cậy trong khung gỗ của Manchester United và cũng một phần do tuổi cao và cái bóng quá lớn của thủ môn huyền thoại người Đan Mạch Schmeichel nên rất ít khi Gouw được trở thành sự lựa chọn số 1. Trong thời gian thi đấu cho Manchester United Van Der Gouw cũng đã giành được rất nhiều thành công điển hình là cú ăn ba vĩ đại trong mùa giải 98 – 99 ngoài ra anh còn giành được thêm 2 chức vô địc Premier League mùa giải 2000 và 2001. Ở tuổi 38 anh đã rời câu lạc bộ với một bản hợp đồng chuyển nhựng tự do vào tháng 5 năm 2001.
the_red_devils
the_red_devils
Professional Professor
Professional Professor

Nam
Tổng số bài gửi : 225
Đến từ : everywhere
Registration date : 02/03/2009

Về Đầu Trang Go down

Manchester United - Page 2 Empty Mu từ A-Z

Bài gửi  the_red_devils Sun Mar 08, 2009 9:28 am

*Van Nistelrooy, Ruud
Quốc Tịch: Hà Lan
Ngày Sinh: 01/7/1976
Số lần ra sân: 200
Số bàn thắng: 150

Sinh ra tại OSS trung tâm phía Nam của Hà Lan,Ruud yêu thích thể thao từ khi còn là một cậu học sinh trung học.Một tài năng thực sự,anh chơi bóng đá ,tennis,và các môn thể dục khác.Khi còn là một cầu thủ trong đội bóng làng ,anh tỏ ra là một cầu thủ có năng lực.Nhưng sự nghiệp bóng đá của anh chỉ bắt đầu vào năm 1993 khi chuyển tới FC Den Bosch một câu lạc bộ hạng hai giải Hà Lan. Tại đây, trong mầu áo câu lạc bộ chuyên nghiệp đầu tiên, anh đã có cơ hội thể hiện những kĩ năng của mình, mặc dù chơi ở phía sau hàng tiền đạo. Mùa giải đó anh chỉ được chơi có 2 trận nhưng mùa giải sau anh đã ghi được 12 bàn trong 13 trận.

Năm 1997 anh kí hợp đồng thi đấu cho Heerenveen và tiếp tục ghi bàn, ghi 13 bàn trong 31 trận đấu ở mùa giải đầu tiên.

Gã khổng lồ của Hà lan PSV Eindhoven đã kí hợp một hợp đồng có giá trị 4,2 triệu bảng ,một con số kỉ lục với một CLB Hà Lan vào thời điểm đó đúng ngày sinh nhật lần thứ 22. Ngay lập tức Van Nistelrooy chứng tỏ năng lực khi ghi tới 31 bàn trong 34 trận đã đấu giúp PSV đoạt cúp vô địch năm đó. Với đà tiến bộ đó vào ngày18/11/98 anh đã đựoc gọi vào đội tuyển Hà Lan trong trận gặp đội Đức.Muà giải đó anh đã đứng đầu danh sách dội bom tại giảI vô địch Hà Lan và chỉ chịu đứng sau Mario Jardel của Porto tại châu âu. Anh cũng được các đồng nghiệp bầu là cầu thủ Hà Lan xuất sắc nhất trong năm.

Mùa giải tiếp theo trong mầu áo PSV anh đã ghi được 29 bàn và cũng đã ghi đựoc bàn thắng đầu tiên cho Hà Lan trong trận thắng Marốc 2-1. Như vậy tổng cộng anh đã ghi đựoc 60 bàn cho PSV trong suốt 2 mùa giải thi đấu cho đội này.

Với một phong độ ấn tượng như vậy ngay lập tức anh đã thu hút đựơc sự chú ý của hàng loạt clb hàng đầu châu âu trong đó có Manchester. Trước sự cạnh tranh gay gắt của nhiều clb Ý dường như Man đã ký đựợc hợp đồng với anh vào tháng 5/2000.

Nhưng việc anh từ chối phẫu thuật chấn thương đấu gối phải khi được phía Man yêu cầu đã khiến cho bản hợp đồng bị huỷ bỏ. Cuối cùng anh cũng chấp nhận phẫu thuật vì biết rằng chấn thương đã loại anh khỏi Euro2000. Trở lại PSV 2 ngày sau phẫu thuật anh lại bị chấn thương dây chằng đầu gối trong lúc tập luyện. Chấn thương này đã khiến anh phảI xem Euro2000 qua tivi. Vô cùng đau khổ và tuyệt vọng đó là những gì có thể nói về tâm trạng của anh vào lúc đó dù đã nhận được rất nhiều lờI động viên của các đồng nghiệp như Ronaldo, một cựu cầu thủ PSV.

CuốI cùng sau 8 tháng chữa trị chấn thương vào tháng 5/2001 anh đã hoàn toàn bình phục và tiếp tục ghi bàn vớI 2 bàn thắng ngay trong trận đấu trở lại sân cỏ.

Hài lòng vớI những gì anh đã thể hiện, Man đã kí hợp một hợp đồng kỉ lục của nước Anh vào thờI điểm đó với cái giá 19 triệu bảng.Ruud Van Nistelrooy đã ra mắt trận đầu tiên trong mầu áo “Quỷ Đỏ” khi cùng đồng đội đi thi đấu ở châu á trước mùa giải mới và đã ghi 2 bàn trong trận đấu đó.Anh cũng ghi bàn thắng đầu tiên ở cúp Charity Shield trong trận gặp Liverpool và ghi 2 bàn trong trận đầu tiên ở giảI ngoại hạng giúp Man thắng Fulham. Kết thúc mùa giải đầu tiên anh đã ghi được 36 bàn thắng - một sự khởi đầu qúa ấn tượng với một cầu thủ vừa trải qua một chấn thương dài như vậy.

Với 44 bàn thắng trong mùa giải thứ hai anh thực sự xứng đáng với cái tên mà các cổ động viên trên sân Old Trafford đặt cho anh: ”Red Van the Man”. Anh đã từng nói rằng "Sẽ và chỉ muốn thi đấu cho Man hết đời,tình yêu của tôi đối với Man là một thứ tình yêu bất diệt"!!

Thật không ngoa chút nào khi cho rằng nếu không có anh thì “Quỷ Đỏ” sẽ không thể vô địch được PL 2002/2003 dù rằng những đóng góp đó chưa đủ để “Quỷ Đỏ” đoạt đựơc cúp châu âu.Có thể nói chính anh đã mang cúp về “The Theatre of Dreams”.

Ruud có đuợc bàn thắng thứ 100 và 101 trong trận ManU thắng Everton 4-3 tại giải ngoại hạng Anh trên sân Goodison Park ngày 7/2/2004.

Tính đến hết mùa bóng 05/06 RVN đã có 5 mùa bóng khoác áo M.U, ghi 150 bàn (trung bình 30 bàn/1 mùa - rất cao). Tuy nhiên những mâu thuẫn bên ngoài sân cỏ rất có thể là nguyên nhân khiến Ruud chuyển tới thi đấu cho Real Madrid...

Danh hiệu

Vô địch Hà Lan: 1999-2000, 2000-2001
Cúp bóng đá Hà Lan: 1999, 2000
Vô địch Anh: 2002-03
Cúp FA: 2004
Cúp Liên đoàn bóng đá Anh: 2005-2006
Siêu cúp bóng đá Anh: 2003
Vua phá lưới Hà Lan: 1998-1999, 1999-2000
Vua phá lưới Anh: 2002-2003
Vua phá lưới Cúp C1 châu Âu: 2001-2002, 2002-2003
Vua phá lưới Primera Liga (Pichichi):2006-2007
Cầu thủ xuất sắc nhất Hà Lan: 1999, 2000
Cầu thủ chuyên nghiệp xuất sắc nhất Anh do Hiệp hội các cầu thủ Anh bầu chọn: 2002
Tiền đạo xuất sắc nhất Cúp C1 châu Âu: 2001-2002
the_red_devils
the_red_devils
Professional Professor
Professional Professor

Nam
Tổng số bài gửi : 225
Đến từ : everywhere
Registration date : 02/03/2009

Về Đầu Trang Go down

Manchester United - Page 2 Empty Mu từ A-Z

Bài gửi  the_red_devils Sun Mar 08, 2009 9:32 am

*Veron, Juan Sebastian
Quốc Tịch: Argentina
Ngày Sinh: 9/3/1975
Số Trận Góp Mặt: 75
Số Bàn Đã Ghi: 11

Juan “Seba” Veron chuyển đến Manchester United vào tháng 7 năm 2001 với bản hợp đồng chuyển nhượng đắt giá nhất vương quốc Anh trị giá 28,1 triệu bảng. Veron lúc đó đang là một tên tuổi lớn đã nhiều năm thi đấu bóng đá đỉnh cao ở Serie A và là một trong những tiền vệ hay nhất thế giới lúc bấy giờ. Man United mang anh về để tăng cường thêm cho tuyến tiền vệ và cũng là miếng ghép quan trọng để có thể mang về những vinh quang trên đấu trường Champions League cho Manchester United.
Tuy nhiên anh đã không đáp ứng được kỳ vọng của Sir Alex Feguson cũng như tất cả các fans hâm mộ. Nguyên nhân chủ yếu là do sự có mặt của anh đã làm đảo lộn sự cân bằng trong đội bóng. Ferguson đã không thể tìm thấy một vị trí thích hợp để cho anh thi thố tài năng và sự thay đổi đội hình chiến thuật nhằm giúp anh có một vị trí thi đấu chính thức dường như đã làm giảm đi sức tấn công đáng kể của đội bóng.Sau sự khởi đầu rất tốt trong trận mở màn dường như Seba dần dần đánh mất phương hướng.

Trong những trận đấu lớn gặp Arsenal hay Liverpool Veron dường như “biến mất” khỏi trận đấu và hầu như không có tác dụng trong những đường lên bóng của Manchester United. Đã không giúp được gì cho câu lạc bộ Veron lại thường xuyên rêu rao trên các phương tiện truyền thông đại chúng rằng anh luôn luôn nhớ vế những ngày tháng tươi đẹp tại câu lạc bộ cũ là Lazio và bày tỏ thái độ cho rằng mình không được hạnh phúc ở Manchester.

Trong quá trình thi đấu Seba cũng thường xuyên mắc phải chấn thương dai dẳng về cái gót chân “Achilles”. Thỉnh thoảng anh cũng có những giây phút loé sáng trong những trận đấu với Everton, Newcastle, Deportivo hay Spurs nhưng những trận đấu đó cũng không đủ giúp cho anh có một chỗ đứng trong trái tim của những người hâm mộ. Nhưng mỗi khi được quay trở về thi đấu cho ĐTQG Argentina Veron dường như trở thành một cầu thủ khác, khả năng kiến thiết sáng tạo và ảnh hưởng lên toàn đội bóng những điều mà anh không làm được trong màu áo những “con quỷ đỏ” thành Manchester. Có lẽ vấn đề chính ở đây là do khi thi đấu cho đội tuyển Argentina mọi đường bóng dường như đều tập trung vào Veron còn khi thi đấu ở Manchester United Roy Keane chứ không phải là Veron là người giữ trọng trách cầm trịch đội bóng, bởi vậy sức ảnh hưởng của Veron trong đội bóng trở nên yếu đi.

Trong mùa giải thứ hai khi thi đấu cho Manchester Seba phần nào thi đấu tiến bộ hơn trên đấu trường Champions League, những màn trình diễn đẹp mắt và những bàn thắng đỉnh cao trong các trận đấu gặp Maccabi Haifa, Olympiakos, Leverkusen và anh cũng phần nào dần dần thích nghi với lối thi đấu thiên về sức mạnh của bóng đá Anh..

Trong trận đấu trên sân nhà gặp Arsenal vào ngày 7/12/2002 Seba là ngươì ghi bàn thắng mở tỉ số cho Manchester United và đã thi đấu rất tốt trong vị trí tiền vệ tổ chức bên cạnh Phil Neville và Paul Scholes trong lúc đội trưởng roy Keane vắng mặt. Nhưng thật không may cho Seba một chấn thương nặng đã xảy đến với anh và ngăn cản không cho phép anh có thể thi đấu trong giai đoạn cuối của mùa bóng mặc dù Seba cũng giành được chức vô địch Premier League sau những màn trình diễn đầy cố gắng của mình nhưng anh cũng đã có những đóng góp không nhỏ trong chuôĩ 18 trận không thua trong mùa giải đó của Manchester United.

Những cuối cùng Sir Alex Ferguson cũng đã quyết định bán anh cho Chelsea với giá 15 triệu bảng và đành chấp nhận chiụ lỗ 13 triệu bảng cho thương vụ lớn nhất của Sir Ferguson lúc bấy giờ. Mặc dù anh là một trong những cầu thủ tài năng nhất chơi cho Manchester United nhưng cuối cùng Veron cũng đã thất bại trong việc tìm kiếm sự thành công trong màu áo Manchester United.
the_red_devils
the_red_devils
Professional Professor
Professional Professor

Nam
Tổng số bài gửi : 225
Đến từ : everywhere
Registration date : 02/03/2009

Về Đầu Trang Go down

Manchester United - Page 2 Empty Mu từ A-Z

Bài gửi  the_red_devils Sun Mar 08, 2009 9:35 am

Manchester United ---> W

*Wealth - Sức mạnh tài chính
Manchester United có một sức mạnh tuyệt đối trong lĩnh vực tài chính, và là một trong những clb thể thao giàu có nhất thế giới. Theo đánh giá của Stock Market, MU có giá trị 850tr bảng và tương lai sẽ đạt ngưỡng 1 tỉ bảng .Hầu hết tiền của các clb có được là từ việc thương mại. Người khổng lồ Italia là Juventus đáng giá khoảng 450 tr bảng, tương đương giá trị của Bayern Munich, AC Milan và SS Lazio cộng lại. Giá trị của Barcelona vào khoảng 400 triệu bảng, trong khi Real Madrid có một số nợ khổng lồ là 280 triệu bảng. Clb bóng chày giàu nhất nước Mĩ là The New York Yankees với khoảng 400 tr bảng, trong khi The Dallas Cowboys có giá koảng 600tr bảng.

York Yankees với khoảng 400 tr bảng, trong khi The Dallas Cowboys có giá koảng 600tr bảng. MU là clb bóng đá giàu nhất thế giới với doanh thu vào khảng 110tr bảng mùa bóng 1998-1999, trong khi Bayern Munich đạt được 83tr và Real là 76tr. Nếu so sánh với 35tr bảng vào năm 1994, thì chỉ trong vòng 5 năm, MU đã trở thành một thế lực đáng nể trong thế giới tài chính thể thao. Ưu tiên hàng đầu của MU là đội bóng và lợi nhuận của cổ đông. Những clb hàng đầu của châu Âu khác là SS Lazio và Real Madrid không làm chúng ta lo lắng với những khoản nợ, dùng để chi phí cho những sở thích ngược đời của họ..

Tuy nhiên, những ngôi sao chơi cho MU lại được trả lương thấp hơn các đồng nghiệp của họ tại châu Âu. Thậm chí, khi Fergie giành cú đúp vào năm 1996, thì tiền lương clb trả vẫn không xứng đáng. Fergie gần như từ chức, nếu cú ăn ba năm 1999 không biến ông thành HLV hưởng lương cao nhất nước Anh, qua những gì mà ông làm được cho MU. Vào thưòi điểm đó, cầu thủ MU được trả lương cao nhất là Roy Keane với 52 000 bảng một tuần, kế đến là Fabien Barthez với 40 000 bảng. Tuy nhiên, cặp Giggs và Beckham lại chỉ được trả 25 000 bảng mỗi người. Thực tế thì chỉ có Figo của Barcelona, cặp Vieri và Ronaldo của Inter; Del Piero của Juventus là có trên 80 000 bảng hàng tuần. Bấy giờ, cầu thủ được hưởng lương cao nhất là Rivaldo của Barcelona với 100 000 bảng một tuần. Tuy nhiên, trong một hợp đồng của mình, MU đã trả một số tiền lớn nhất châu Âu bấy giờ cho Beckham với 100000 bảng mỗi tuần để giữ chân Becks ở lại Old Trafford. Đến hiện nay, mức lương của các cầu thủ tại Old Trafford đã được tăng lên đáng kể, trong đó Rio Ferdinand, Wayne Rooney và Cristiano Ronaldo là những cầu thủ có mức lương cao nhất (mỗi người bỏ túi 100000 bảng/tuần).

*Whiteside, Norman
Không danh hiệu nào khác thích hợp với Norman Whiteside hơn 2 chữ Thần Đồng. Ở lứa tuổI 17-18, Whiteside đã nắm giữ trong tay hàng loạt kỷ lục: Cầu thủ trẻ nhất trong đội hình chính Manchester United kể từ sau huyền thoại Duncan Edwards, cầu thủ trẻ nhất ghi bàn tại các trận chung kết League Cup và FA Cup, cầu thủ trẻ nhất trong lịch sử Cúp Thế Giới.

Sinh tại North Belfast, Bắc Ireland, vào ngày 7 tháng 5 năm 1965, Whiteside, được phát hiện và đưa về Old Trafford bởi nhà tuyển trạch tài năng trẻ Bob Bishop, người trước đó từng đem đến cho M.U George Best và Sammy McIlroy. Tuy tuổi hãy còn măng sữa, Whiteside đã mang biệt danh là “Norman lớn”, do ở sức mạnh và sự dẻo dai của anh. Lối chơi của Whiteside hoàn toàn dựa vào thể lực. Có thể nói 1 cách không quá đáng rằng anh là mẫu cầu thủ thích va chạm và chơi rắn, 1 lối chơi có phần thô bạo, nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ luật cho phép. Nói đến Whiteside, ngài Alex Ferguson còn nhớ mãi trận MU-Arsenal năm 1986, ông nhắc lại: “Trận ấy Norman lớn đá cho đối phương té lên té xuống suốt 90 phút mà không hề bị phạt 1 lần nào”. Chỉ câu nói này cũng đủ tóm tắt phong cách của Whiteside.

Do sải chân không dài nên tốc độ của Whiteside không được cao, chính vì vậy mà anh lại càng tận dụng lợi thế sức mạnh. MỗI khi tranh cướp bóng, Whiteside đều cố gắng hất văng đốI phương để chiếm lấy khoảng không gian phía trước, lấy đó làm lợi thế trước khi bước vào đua tốc độ. Tuy là vậy, nhưng nhược điểm vẫn là nhược điểm chứ không thể nào khắc phục hoàn toàn. Nếu không có điểm yếu này thì, theo lời của ngài Alex Ferguson, Whiteside sẽ trở thành 1 trong những cầu thủ vĩ đại nhất của lịch sử bóng đá liên hiệp Anh.

Ngày 24-4-1982, khi mớI 16 tuổi 353 ngày, Norman Whiteside lần đầu xuất trận trong màu áo đỏ MU, gặp đối thủ Brighton. Chỉ 2 tháng sau, Whiteside được tuyển vào đội hình Bắc Ireland tham dự World Cup ở Tây Ban Nha, và ở độ tuổI 17 dư 41 ngày, anh đã phá kỷ lục của Pele (17 tuổI 235 ngày) để trở thành cầu thủ trẻ nhất trong lịch sử Cúp Thế Giới. Không chỉ thế, Whiteside còn là 1 trong những ngôi sao của World Cup 1982, anh thi đấu tỏa sáng, giúp cho “chú lùn” Bắc Ireland lọt vào đến tận tứ kết. Chuỗi ngày huy hoàng của Whiteside trải dài sang năm 1983, thời điểm anh nêu kỷ lục cầu thủ trẻ nhất từng ghi bàn trong lịch sử chung kết FA Cup, khi phá lướI đốI phương trong trận chung kết tái đấu giữa MU và Brighton (4-0). Trước đó 1 tháng, Whiteside cũng lập kỷ lục cầu thủ trẻ nhất ghi bàn trong 1 trận chung kết League Cup, đáng tiếc là chung cuộc M.U vẫn thất bại ở cúp này.

Những năm tiếp theo, Thần Đồng Whiteside tiếp tục tỏa sáng trong cả 2 màu áo: United và Bắc Ireland. Năm 1985, anh cùng M.U lần thứ 2 đăng quang ngôi vô địch FA Cup. Trận chung kết năm ấy, Quỷ Đỏ phải đương đầu với 1 Everton đang ở đỉnh cao phong độ. Tỷ số 0-0 được kéo dài sang đến 2 hiệp phụ, và tình thế trở nên khó khăn cho MU khi họ bị lãnh thẻ đỏ và buộc phảI thi đấu với 10 người. Trong khi tưởng chừng như chiến thắng đang đợI chờ Everton, Norman lớn dốc bóng dũng mãnh dọc đường biên phảI, xâm nhập vào mép vòng cấm địa, tung 1 cú vuốt bóng thần sầu vào góc xa khung thành, vượt qua tầm với của thủ môn Neville Southall, kết liễu luôn số phận trận đấu. Bàn thắng này về sau được bình chọn là đẹp nhất trong năm.

Từ năm 1986 trở đi, ở độ tuổI 21, Whiteside trở thành độI trưởng tuyển quốc gia Bắc Ireland, đồng thời khoác băng thủ quân MU mỗI khi Bryan Robson vắng mặt. Anh cũng được HLV thuyên chuyển từ vị trí tiền đạo xuống tiền vệ. Đáng buồn thay, điểm mạnh của Whiteside đã gây nên thảm họa cho anh; do lối chơi quá thiên về sức lực mà Norman lớn đã bị chấn thương đầu gốI vào năm 1988, 1 chấn thương không bao giờ lành. Do chấn thương hành hạ, phong độ của Whiteside sút giảm, và đến năm 1989, anh được chuyển nhượng sang cho Everton vớI giá 600 000 bảng. Cũng trong năm này, Whiteside chơi trận cuốI cùng cho Bắc Ireland. Tổng cộng, anh khoác áo tuyển quốc gia 38 trận, ghi 9 bàn.

Suốt trong thời gian thi đấu cho Everton, Whiteside luôn luôn phải vật lộn cùng vết chấn thương cũ. Rốt cuộc, khi không thể cố gắng thêm được nữa, anh buộc phải giã từ sân cỏ vào năm 1992, khi mớI 27 tuổi, tròn 1 thập kỷ sau khi làm kinh ngạc thế giới ở World Cup Tây Ban Nha. Thấm thía nỗI đau của riêng mình, sau khi treo giày, Whiteside đăng ký theo học đạihọc, chuyên ngành về chữa trị chấn thương chân trong thể thao. Hiện nay, anh là 1 chuyên gia về khoa chấn thương này. Tuy chỉ chính thức giã từ sân cỏ năm 1992, thực sự thì chấn thương đã hủy hoạI sự nghiệp của Whiteside từ năm 1988, khi anh vừa 23 tuổi. Sự nghiệp của Norman lớn khởI đầu quá sớm và lụi tàn cũng quá nhanh, từ khi gây dựng thanh danh cho đến buổi hoàng hôn trong đờI bóng đá, anh vẫn còn ở trong độ tuổi Thần Đồng.
the_red_devils
the_red_devils
Professional Professor
Professional Professor

Nam
Tổng số bài gửi : 225
Đến từ : everywhere
Registration date : 02/03/2009

Về Đầu Trang Go down

Manchester United - Page 2 Empty Mu từ A-Z

Bài gửi  the_red_devils Sun Mar 08, 2009 9:36 am

*Wilkins
Quốc tịch: Anh
Ngày sinh: 25/5/1971
Số trận tham dự: 190
Số bàn thắng ghi được: 10

Được mua từ Chelsea vào năm 1979, Wilkins rất được người hâm mộ, và cả những kẻ phê phàn lối chơi phòng ngự trung tuyến của anh chờ đợi. Vào năm 1983, anh chơi cho MU ở tất cả 3 trận chung kết. Thua 1-2 trước Birmingham ở cúp Liên đoàn; ghi một bàn thắng ngoạn mục trong tỉ số hoà 2-2 ở trận chung kết F.A trước Brighton ; và sau đó trở thành nhà vô địch khi chiến thắng 4-0 ở trận đấu lại. Sau mùa bóng 1983-1984, anh đựoc bán cho AC Milan với giá 1,5tr bảng. Anh là nhà vô địch nước Anh vào năm 1984, xuất hiện ở vòng chung kết World Cup ’82 và ’86.

*Wembley
Sân vận động Wembley nổi tiếng thế giới của London sau hơn 6 năm đóng cửa để trùng tu và nâng cấp cuối cùng đã được bàn giao lại cho Liên Đòan Bóng Đá Anh để sẵn sàng đưa vào sử dụng.

Tập đòan xây dựng Multiplex của Úc mới đây cho hay đã bàn giao công trình này lại cho Công Ty Quản Lý Sân Vận Động Quốc Gia Wembley.

Sân Wembley được xây dựng vào năm 1923. Cho đến tháng 10 năm 2000, sân vận động này ngưng họat động để trùng tu và nâng cấp. Dự án này dự trù hoàn tất vào đầu năm 2006, song các trì hoãn đã khiến chi phí của dự án nâng lên thêm. Sân Wembley mới hiện nay trị giá 1,47 tỉ đôla, trở thành sân vận động bóng đá mắc tiền nhất thế giới.

Trong thời gian tới sẽ có một vài trận đấu bóng đá dĩên ra trên sân Wembley gần như là để “hâm nóng,” trước khi trận chung kết của Cúp FA sẽ diễn ra tại sân vận động nổi tiếng này vào ngày 19 tháng 5 tới đây.

M.U không xa lạ gì với Wembley. Trong thập niên 90 của thế kỉ trước, năm nào MU cũng đá một trận ở đó, hoặc là chung kết F.A cup, hoặc là trận tranh cúp Charity Shield, nhiều khi là cả hai. Sân vận động này đã được phá bỏ để xây dựng một sân vận động hiện đại hơn, nhưng lại không có toà tháp đôi huyền thoại. Dù sao thì Wembley cũ là nơi may mắn của MU, với số lần kỉ lục giành cúp F.A, và đặc biệt là lần chiến thắng Benfica ở trận chung kết cúp C1 vào năm 1968. Hi vọng chúng ta sẽ chào đón những chiến thắng của MU nhiều hơn ở new Wembley

*Wales
Rất nhiều cầu thủ giỏi của MU đến từ một lãnh thổ nhỏ bé, xứ Wales. Xuất sắc nhất hiện nay là Ryan Giggs, tiếp bước của Mark Hughes, Clayton Blackmore và Billy Mere***h… Mặc dù có những cầu thủ xuất sắc như vậy, nhưng đội tuyển quốc gia xứ Wales đã gây nhiều ngạc nhiên cho khán giả, rất hiếm khi đựoc tham gia vòng chung kết những giải đấu danh giá như World Cup hay Euro. Cú volley ngoạn mục của Mark Hughes vào lưới Tây Ban Nha năm 1987 đã đánh dấu một sự đi xuống của xứ Wales, và một chu kì chờ đợi mới lại bắt đầu.
the_red_devils
the_red_devils
Professional Professor
Professional Professor

Nam
Tổng số bài gửi : 225
Đến từ : everywhere
Registration date : 02/03/2009

Về Đầu Trang Go down

Manchester United - Page 2 Empty Mu từ A-Z

Bài gửi  the_red_devils Sun Mar 08, 2009 9:38 am

Manchester United ---> X

*X-files (Những bí ẩn và scandal)

1. Dwight Yorke biết rất nhiều về các bộ film X cấm trẻ em dưới 18 tuổi xem, đã từng bị phanh phui trên tờ báo The Sun về việc quay những thước film bẩn của chính anh ta và thủ thành Bosnich. Yorke hiện nay không còn thi đấu cho United và chắc chắn lúc này trong đội không còn ai bắt chước cái sở thích kỳ quái của anh chàng da mầu người Trinidad và Tobago này nữa. Ngay trong tuần đầu tiên rời khỏi sân Old Trafford những câu chuyện này của Yorke đã bị đăng ngay trên những tờ báo lá cải. Một thời gian sau cũng xuất hiên thêm những tin đồn về anh ta và Andy Cole với những câu truyện tình ái ly kỳ khác. Trước đây Yorke được các cổ động viên đặt cho cái biệt danh là “ông vua khiêu dâm”. Mọi người cũng không quên câu chuyện Bosnich bị bắt giữ ở một hộp đêm tại Birmingham một tuần sau khi anh chàng này ký hợp đồng thi đấu chính thức cho Manchester United vào tháng 6 năm 1999.

2. Roy Keane cũng đã từng bị bắt giữ sau khi có những hành vi tấn công 2 người phụ nữ 2 ngày sau khi United đoạt chức vô địch Premiership hồi tháng 5 năm 1999. Những câu chuyện rắc rối ngoài lề này gây ra những lúng túng cho huấn luyện viên Alex Ferguson khi phải đứng ra bảo vệ và thanh minh cho người học trò của mình vì Keane là đội trưởng của đội bóng là là nhân vật trung tâm rất quan trọng của câu lạc bộ, người vừa mới giành được cả cúp FA lẫn cúp Champions League năm 1999. Keane cuối cũng đã được thừa nhận là người vô tội nhưng đấy vẫn là một vết nhơ khó rửa sạch trong thời điểm đó.

3. Đại diện của cầu thủ người Nga Andrei Kanchelskis de doạ giết chủ tịch câu lạc bộ lúc bấy giờ là Martin Edwards năm 1995 khi cầu thủ này muốn được rời khỏi United để đến thi đấu cho Everton. Đại diên của cầu thủ người Nga này đã từng thử đút lót ngài Alex Ferguson một số tiền mặt lớn là 250 nghìn bảng Anh nhằm bảo đảm những thoả thuận của cầu thủ người Nga này. Cuối cùng thì Kanchelskis và người đại diện của anh ta cũng đã rời khỏi Manchester United và thay thế vào vị trí của anh ta là cầu thủ sau này cũng đã rất nổi tiếng đó là David Beckham.

4. Nói đến cuộc sống của George Best từ năm 17 đến 40 tuổi là những scandal dài kỳ về những trận say tuý luý vì rượu chè, đi đêm với gái mú... Một câu chuyện về cầu thủ nổi tiếng George Best được kể lại như sau “Anh ta đến Las Vegas, thức một đêm trắng với máy đánh bạc rồi mới chịu về phòng ngủ của mình. Anh ta kéo dài thời gian sau những trận thắng ở trên giường với những người bạn gái của anh ta, với những người mẫu thế giới, họ nằm ườn ra trong tư thế chỉ còn những đồ lót. Người tiếp tân đem đến cho họ những chai sâm panh thượng thặng và họ cũng đã quan sát thấy những quang cảnh trong phòng lúc đó.

5. Tommy Docherty có dính dáng đến những thương gia không trong sạch trong làm ăn khi anh ta bắt tay làm ăn cùng với vợ của mình. Trong một khoảng thời gian tiếp theo vào gữ những năm 70 câu lạc bộ đã quyết định sa thải anh ta.

6. Chủ tịch United trước Martin Edwards là Louis Edwards. Khi có những cuộc điều tra về những tranh luận trên kênh ITV và những rắc rối vể vấn đề phân chia cổ phần, và rổi chủ tịch Louis Edwards bị hất khỏi cương vị chủ tịch vì những sức ép to lớn từ nhiều phía

7. Matt Busby chưa bao giờ chơi cho M.U nhưng đã từng là đội trưởng Man City. Ông đã từng danh cup F.A năm 1934 với đội bóng này.

8. Đối thủ châu Âu đầu tiên của M.U ở Old Trafford là CLB Nam Tư, Sao đỏ Belgrade. Hai đội đã gặp nhau trong trận giao hữu nằm trong khuôn khổ Festival của nước Anh ngày 12/5/1951. Trận đấu kết thúc với kết quả 1-1.

9. Cantona đã ghi tổng cộng 80 bàn thắng cho M.U,trong đó 56 bàn ghi bằng chân phải,10 chân trái và 14 bằng đầu.

10. Old Trafford là SVĐ đầu tiên ở Anh phải xây dựng rào chắn ngăn không cho cđv tràn xuống sân (mùa 1973/1974). Phía trong “nhà hát” có 1 căn phòng đặc biệt để tập bóng trước mỗi trận thi đấu. Căn phòng này chỉ được dành cho Cantona và sau này là Beckham vào.

11. Paul Ince là đội trưởng da màu đầu tiên của ĐT Anh. Anh cũng là 1 trong 5 cầu thủ M.U được làm đội trưỏng tuyển Anh cùng với Bobby Charlton, Ray Wilkins, Bryan Robson và Beckham.

12. Trước khi thi đấu, Schmeichel có thói quen đá vào 2 cột cầu môn để lấy may mắn. Trong mỗi trận thi đấu anh thưòng sử dụng 2 chiếc găng tay khác nhau, 1 để khởi động, 1 để khi thi đấu. Anh cũng có thể chơi đàn Piano và trống. Anh đã từng 4 lần ghi bàn thắng cho M.U (2 lần là đá phạt đền).

13. Với chiều cao 1m92, Gary Pallister là 1 trong những cầu thủ cao nhất trong lịch sử M.U. Anh cũng là 1 trong số ít những hậu vệ được bầu là cầu thủ suất sắc nhất trong 1 mùa giải ở Anh.
the_red_devils
the_red_devils
Professional Professor
Professional Professor

Nam
Tổng số bài gửi : 225
Đến từ : everywhere
Registration date : 02/03/2009

Về Đầu Trang Go down

Manchester United - Page 2 Empty Mu từ A-Z

Bài gửi  the_red_devils Sun Mar 08, 2009 9:40 am

Manchester United ---> Y

*Dwight Yorke
Quốc tịch: Trinida và Tobago
Ngày sinh: 3/11/1971
Số Lần Ra Sân: 117 (30)
Số Bàn Đã Ghi: 64

Yorke rất ngac nhiên vì anh ta sẽ chuyển tới Aston Villa vào tháng 8/98 với số tiền là 12.6 triệu bảng Anh. Vậy mà mùa bóng đầu tiên của Yorke ở Old Trafford là ko thể tin được. Với tổng cộng 29 bàn thắng và chứng mình sự giá trị cho sự bồi thường của MU bằng cú ăn 3 đi vào lịch sử năm 1999. Anh ta ko chỉ ghi bàn thắng mà còn là những bàn thắng quyết định sự sống còn .

Cặp tiền đạo Yorke và Andy Cole trở thành cặp tiền đạo tốt nhất Châu Âu năm 99 với 53 bàn thắng. Yorke luôn mỉm cười và chơi bóng như thế anh ta đang thương thức những phút giây thỏai mái trên sân Old Trafford. Ngoài việc ghi bàn, anh còn có thể đoạt bóng từ đối thủ, vượt qua anh ta và giữ bóng bằng sức mạnh của mình trong khi chờ động đội hỗ trợ.

Mùa bóng sau, anh ta trở thành cầu thủ United đầu tiên từ khi Brian McClair đạt được 20 bàn 1 mùa bóng từ năm 1988 giúp M.U đoạt được danh hiệu vô địch.Tuy nhiên, từ 2001 anh trở nên sa sút: rớt phong độ và để rơi vị trí vào tay Teddy Sheringham và ngày càng trở nên ô nhục vì sự ăn chơi sa đọa, phá phách của anh.

Ferguson trở nên mất kiên nhẫn với Dwight và anh trở thành cái bóng của chính mình.Sau hơn 6 tháng bị đầy ải trên băng ghế dự bị, Yorke đã bị bán sang Blackburn với cái giá 2 triệu bảng vào tháng 7/2002. Đó là 1 kết cục buồn trong sự nghiệp cầu thủ tại United của người đã góp công chính trong cú ăn ba vĩ đại hè 1999. Lẽ ra anh ấy có thể trở thành 1 huyền thoại trên sân Old Trafford thay vì luôn gợi nhớ cho chúng ta về những buớc đi lầm lỡ.

*Youth System - Hệ thống đào tạo trẻ
Hệ thống đào tạo cầu thủ trẻ của M.U là 1 trong những hệ thống tốt nhất trong việc tìm kiếm những tài năng trẻ. Đựơc thành lập sớm vào những năm 1930, là nơi đào tạo ra những thế hệ cầu thủ xuất sắc nhất như Duncan Edwards, George Best, Bobby Charlton, Mark Hughes, Ryan Giggs, David Beckham and Paul Scholes, đó là tên 1 số cầu thủ. Điển hình 2 đội hình thành công nhất, là Busby Babe vào những năm 1950 và chiến thắng kép 3 cúp vào năm 1999 được tạo nên từ những thế hệ cầu thủ trẻ trưởng thành tại đây.

Đây là một chiến lược quan trọng của CLB nhằm ngăn chặn những ý đồ giống như những gì Chelsea đang và đã làm từ cuối những năm 90, đó là việc mua các cầu thủ nước ngoài về phục vụ CLB. Những tài năng sau khi vượt qua khóa huấn luyện có lẽ sẽ trở lên trung thành và gần gũi với CLB hơn. Có ý kiến cho rằng:"Đào tạo các cầu thủ trẻ thì tốt hơn là mua những cầu thủ khác".

Sự thống nhất là phải có 1 hệ thống tìm kiếm rộng lớn từ Châu Âu đến Châu Úc và Nam Mỹ. Sự cam đoan của FA trong việc chuyển nhượng cầu thủ dưới 16t và chơi ko quá 90 phut trên sân cỏ.

Tuy nhiên, Loophole đã được tìm ra với hệ thống chăm sóc-đào tạo thống nhất mà có thể bao trùm hầu hết vương quốc Anh và những nước khác trên toàn cầu. Nó bao gồm sự thương lượng sắp xếp với các CLB Royal Antwerp (Belgium), Oslo Ost (Norway), Parramatta Eagles (Australia), Sporting Lisbon (Portugal), Livingston (Scotland) Walsall (England), Connah’s Quay and Newport (Wales), Shelbourne (Ireland) and Brommapojkarna (Sweden), Nantes (France), MVV Maastricht (Holland) and São Paulo (Brazil).

Ở đây họ có thể rèn luyện những tố chất riêng của mỗi bản thân và có thêm những kinh nghiệm sống ở những đất nước khác. Họ sẽ được thi đấu thường xuyên trong đội hình được chơi theo đúng phong cách mà được đào tạo ở M.U. Điều này sẽ giúp cho sự phát triển tòan diện về kĩ năng và chiến thuật cho họ.
the_red_devils
the_red_devils
Professional Professor
Professional Professor

Nam
Tổng số bài gửi : 225
Đến từ : everywhere
Registration date : 02/03/2009

Về Đầu Trang Go down

Manchester United - Page 2 Empty Re: Manchester United

Bài gửi  the_red_devils Sun Mar 08, 2009 9:42 am

Tạm thời thì chữ Z về Manchester United chưa được cập nhật. xin cáo lỗi cùng bà con. Khi nào có thì sẽ post ngay cho các fan Mu đọc
the_red_devils
the_red_devils
Professional Professor
Professional Professor

Nam
Tổng số bài gửi : 225
Đến từ : everywhere
Registration date : 02/03/2009

Về Đầu Trang Go down

Manchester United - Page 2 Empty Sân vận động Old Trafford

Bài gửi  the_red_devils Sun Mar 08, 2009 9:53 am

Khởi công năm 1909, Old Trafford được hòan tất vào năm 1910, với tổng kinh phí xây dựng lên đến 60 000 bảng, trở thành ngôi nhà mới của CLB Manchester United (MU), thay thế cho vận động trường cũ kỹ Bank Street ở Clayton. Sân bóng được thiết kế bởi kiến trúc sư tài ba Archibald Leitch, cũng là người đã xây nên các cầu trường danh tiếng khác của Anh quốc như Hampden Park, Ibrox, và White Hart Lane. Trong bài viết về lễ khánh thành Old Trafford, 1 ký giả của tờ Sporting Chronicle đã cảm thán “Đó là 1 cầu trường rộng rãi, diễm kiều, và phi thường bậc nhất…1 sân bóng không đối thủ trên khắp hòan cầu, 1 niềm vinh dự cho thành Manchester”.

Vào các năm 1911 và 1915, Old Trafford là địa điểm tổ chức chung kết cúp FA. Năm 1939, sân thu hút 1 lượng khán giả kỷ lục là 76.962 người đến theo dõi trận bán kết cúp FA giữa Grimsby và Portsmouth. Trong thời kỳ đệ nhị thế chiến (1939-1945), Old Trafford bị tàn phá nặng nề bởi những cuộc oanh tạc bằng không quân của phát xít Đức, do thế mà trong suốt 3 năm sau đó từ 1946 đến 1949, MU phải “đá nhờ” tại sân Maine Road của CLB cùng thành phố là Manchester City. Năm 1966, Old Trafford là 1 trong những sân vận động được dùng cho World Cup tổ chức tại Anh. Trận chung kết tái đấu cúp FA năm 1970 giữa Leeds và Chelsea cũng diễn ra tại đây. Trong thập niên 1970, Mộng Hý Trường trở thành sân bóng đầu tiên ở Anh được trang bị hàng rào quanh sân, nhằm ngăn chặn những hành vi quá khích của cổ động viên (hàng rào này về sau bị dỡ bỏ).

Old Trafford năm 1964

Thiết kế nguyên thủy của Old Trafford bao gồm 1 khán đài ngồi có mái che, và 3 mặt khán đài đứng (*) lộ thiên. 3 mặt lộ thiên này sau đó đều được lắp đặt thêm mái bằng, với những hàng cột chống đỡ bên dưới.. Những hàng cột dĩ nhiên gây trở ngại cho tầm nhìn của người hâm mộ, do vậy mà trong thập niên 1960, người ta thay thế hệ thống mái che cũ bằng những tấm mái chìa không cần đến cột trụ.

Song song với việc nâng cấp thường xuyên, sức chứa của Old Trafford cũng dần được thu nhỏ lại, từ thập niên 1960 trở đi thì chỉ còn có 58 000 chỗ. Sang đến đầu thập niên 1990, sân lại phải trải qua 1 đợt tái thiết, dỡ bỏ hòan tòan những khu khán đài đứng, và thay vào đó khán đài ngồi, ngõ hầu đáp ứng các tiêu chuẩn về an tòan cầu trường của liên đòan bóng đá Anh. Sau lần tái thiết ấy, sức chứa của sân bị rút xuống còn có… 44.000 chỗ, quá ít với 1 đội bóng tầm cỡ như MU. Nhận rõ sự bất cập, ban lãnh đạo CLB quyết định mở rộng Old Trafford vào năm 1995 với việc xây mới khu khán đài 3 tầng phía Bắc, tăng tổng sức chứa lên 56.000. Tân khán đài phía Bắc, với kinh phí xây dựng 19 triệu bảng, có chiều cao 200 feet, và sở hữu 1 giàn mái chìa lớn nhất tòan châu Âu. Viện bảo tàng MU, phòng truyền thống, khu nhà hàng Red Café, và những khán phòng đặc biệt dành cho các VIP cũng tọa lạc nơi khán đài mới này.

Tuy thế, khán đài phía Nam mới là trung tâm của Old Trafford, với khu vực dành cho ban huấn luyện, phòng kiểm sóat an ninh, khu tác nghiệp truyền hình, cũng như các văn phòng quản trị và vài nhà hàng sang trọng. Điểm đặc biệt của khán đài phía Nam là hơi dốc, do đó mà có phần thấp hơn 3 khán đài còn lại. Đường hầm dành cho cầu thủ trước kia cũng từng nằm ở trung tâm khán đài Nam, nhưng đến năm 1993 thì được chuyển sang nằm ở góc Tây Nam, cùng với phòng chờ và phòng thay quần áo. Đường hầm cũ vẫn còn, nhưng bỏ không, chỉ mở cửa mỗi khi có khách tham quan, hay nhân 1 dịp đặc biệt nào đó.

Khán đài phía Đông ngoài những chỗ ngồi thông thường, còn có khu dành riêng cho cổ động viên đội khách nằm ở góc Đông-Nam, và khu dành cho người khuyết tật ở kế cận. Tên gọi trước đây của khán đài này là Hậu Đài (**) Bảng Gôn, vì bảng tỷ số được đặt ở đấy. Về sau, bảng tỷ số này được thay thế bằng 2 bảng điện tử gắn tại 2 góc khán đài Bắc. Tháng 1-2000, khán đài Đông được xây thêm lên 1 tầng, góp thêm 3.000 chỗ vào tổng sức chứa của Old Trafford. Mặt tiền khán đài Đông trông như 1 cao ốc văn phòng, với những bức tường và cửa đều làm bằng kính tráng thiếc, phía trước là tượng đài ngài Matt Busby, bảng đồng tưởng niệm thảm họa Munich, cùng với chiếc đồng hồ nối tiếng ghi nhớ thời khắc định mệnh ngày 6 tháng 2 năm 1958. Cửa hàng kinh doanh đồ lưu niệm MU cũng nằm trong khu này.

Khán đài phía Tây, tức hậu đài Stretford, là chỗ tụ hội của các fan hâm mộ cuồng nhiệt nhất. Trước kia, nơi đây là khu khán đài đứng với 20.000 fan “to mồm” (Người ta đã từng đo đạc và phát hiện ra rằng: tiếng ồn do các fan khán đài Stretford gây nên còn dữ dội hơn cả âm thanh gầm rít phát ra khi 1 chiếc phi cơ phản lực cất cánh). Sau năm 1993, Stretford được cải tạo thành khán đài ngồi, và đến tháng 8 năm 2000 thì được xây thêm tầng 2. Tại hội trường bên trong tầng 2 này, có tượng đài của siêu sao vang bóng 1 thời Denis Law, người mang biệt danh “ông vua của Stretford”.

Sau khi tầng 2 của khán đài Tây hòan tất, sức chứa của Old Trafford là 68.217 chỗ. Hiện nay, kế hoạch tiếp tục mở rộng 2 góc Tây Bắc và Đông Bắc khởi công từ đầu tháng 8-2005 đã gần hoàn thành. Từng khu khán đài mới đang dần đưa vào hoạt động ở một số trận đấu cuối cùng của mùa giải 2005/06, trước khi chính thức trở thành một phần của SVĐ huyền thoại này kể từ mùa giải 2006/07 trở đi. Tổng sức chứa của sân Old Trafford sau khi dự án mở rộng này hoàn thành sẽ là 75.000, đứng thứ 2 ở Anh, sau SVĐ quốc gia Wembley. Về lâu về dài, ban lãnh đạo Manchester United còn dự tính xây mới khán đài Nam với kiến trúc tương tự như khán đài Bắc, nhằm tăng sức chứa lên 1 con số khổng lồ là … 92.000.

Năm 1996, Old Trafford đăng cai 1 trận bán kết EURO tổ chức tại Anh. Năm 2003, sân vinh dự trở thành địa điểm của trận chung kết Champions League giữa AC Milan và Juventus. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng không khí ở Old Trafford hiện nay có phần kém sôi nổi hơn trước, Sir Alex Ferguson cũng hay phàn nàn rằng các fan giờ đây hay ồn ào vô lối và ít còn đồng ca như xưa. Do đó, tầng trên của hậu đài Stretford đã được tổ chức thành 1 khu chuyên ca hát cổ vũ, nhằm tạo lại sự hưng phấn của những ngày xưa…. Dù cho thế nào chăng nữa, Old Trafford vẫn luôn luôn vĩ đại, và ma thuật của nhà hát giấc mơ không bao giờ ngưng mê hoặc những “túc cầu giáo dân”.

Khánh thành ngày 19/2/1990.
Nickname "Nhà Hát Của Những Giấc Mơ" nổi tiếng khắp thế giới là do Sir Bobby Charlton đặt.
the_red_devils
the_red_devils
Professional Professor
Professional Professor

Nam
Tổng số bài gửi : 225
Đến từ : everywhere
Registration date : 02/03/2009

Về Đầu Trang Go down

Manchester United - Page 2 Empty 50 cầu thủ xuất sắc nhất mọi thời đại của Mu

Bài gửi  the_red_devils Sun Mar 08, 2009 9:57 am

Số thứ tự Cầu thủ Năm thi đấu Vị trí
1 Bobby Charlton 1953-1973 Tiền vệ/ Tiền đạo
2 George Best 1963-1974 Tiền vệ / Tiền đạo
3 Roy Keane 1993-2005 Tiền vệ
4 Duncan Edwards 1952-1958 Hậu vệ/ Tiền vệ
5 Denis Law 1962-1973 Tiền đạo
6 Bryan Robson 1981-1994 Tiền vệ
7 Éric Cantona 1992-1997 Tiền đạo
8 Peter Schmeichel 1991-1999 Thủ môn
9 Ryan Giggs 1990-nay Tiền vệ
10 Paul Scholes 1993-nay Tiền vệ
11 Wayne Rooney 2004-nay Tiền đạo
12 Bill Foulkes 1951-1970 Hậu vệ
13 Roger Byrne 1949-1955 Tiền đạo
14 David Beckham 1993-2003 Tiền vệ
15 Ruud van Nistelrooy 2001-2006 Tiền đạo
16 Nobby Stiles 1959-1971 Hậu vệ
17 Dennis Viollet 1950-1962 Tiền đạo
18 Gary Neville 1993-nay Hậu vệ
19 Mark Hughes 1980-1986 & 1988-1995 Tiền đạo
20 Denis Irwin 1990-2002 Tiền vệ
21 Pat Crerand 1963-1971 Tiền vệ
22 Ole Gunnar Solskjær 1996-2007 Tiền đạo
23 Tommy Taylor 1953-1958 Tiền đạo
24 Steve Bruce 1987-1996 Hậu vệ
25 Liam Whelan 1953-1958 Tiền đạo
26 Martin Buchan 1972-1983 Hậu vệ
27 Brian Kidd 1966-1974 Tiền đạo
28 Steve Coppell 1975-1983 Tiền vệ
29 Norman Whiteside 1981-1989 Tiền vệ / Tiền đạo
30 Alex Stepney 1966-1979 Thủ môn
31 Eddie Colman 1953-1958 Tiền vệ
32 Brian McClair 1987-1998 Tiền đạo
33 Gary Pallister 1989-1998 Hậu vệ
34 Tony Dunne 1960-1973 Hậu vệ
35 Lou Macari 1973-1984 Tiền vệ / Tiền đạo
36 Paul McGrath 1982-1989 Hậu vệ
37 Paul Ince 1989–1995 Tiền vệ
38 Arthur Albiston 1974-1988 Hậu vệ
39 Cristiano Ronaldo 2003-nay Tiền vệ
40 Jimmy Delaney 1946-1950 Tiền vệ / Tiền đạo
41 Andrew Cole 1995-2001 Tiền đạo
42 Dwight Yorke 1998-2002 Tiền đạo
43 Sammy McIlroy 1971-1982 Tiền vệ / Tiền đạo
44 Shay Brennan 1957-1970 Hậu vệ / Tiền vệ
45 Jaap Stam 1998-2001 Hậu vệ
46 Kevin Moran 1978-1988 Hậu vệ
47 Harry Gregg 1957-1967 Thủ môn
48 Rio Ferdinand 2002-nay Hậu vệ
49 Johnny Berry 1951-1958 Hậu vệ
50 Teddy Sheringham 1997-2001 Tiền đạo
the_red_devils
the_red_devils
Professional Professor
Professional Professor

Nam
Tổng số bài gửi : 225
Đến từ : everywhere
Registration date : 02/03/2009

Về Đầu Trang Go down

Manchester United - Page 2 Empty Thảm kịch đường băng Munich (6/2/1958)

Bài gửi  the_red_devils Sun Mar 08, 2009 10:00 am

Đây là Bài viết về Thảm Kịch Đường Băng Munich ..trước khi đọc bài viết rất mong các bạn dành 1 phút để tưởng nhớ tới các nạn nhân xấu số tưởng nhớ đến ," những đứa con của Busby"
Sau đêm kỷ niệm cuồng nhiệt ở thủ đô Belgrade," những đứa con của Busby" đi trên chuyến bay 609 trở về Manchester vào giữa buổi sáng, theo lộ trình chuyến bay họ sẽ về nhà vào lúc 6h tối. Chiếc máy bay Elizabethans G-ALZU A5 57 với phi hành đoàn Lord Burghley do phi công James Thain và người bạn đồng nghiệp Kenneth Rayment điều khiển. Bầu không khí thật lặng lẽ, trên máy bay có hai chiếc bàn khiến các cầu thủ có thể ngồi với nhau để đánh bài vui vẻ. Trò chơi của họ bị dừng lại ngay sau khi máy bay bắt đầu hạ cánh xuống sân bay Munich để tiếp nhiên liệu. Chỉ khi họ gần như chạm mặt đất thì các hành khách mới nhận thấy rắng ngoài trời tuyết đang rơi.

Cất cánh không thành công
Thời gian tiếp nhiên liệu dự tính khoảng 20 phút, do vậy hành khách vẫn ngồi trên khoang máy bay. Vào 2h31 phút chiều, bình nhiên liệu đã được tiếp đầy. Chuyến bay 609 sẵn sàng trên đường băng và nhận được tín hiệu cất cánh. Khi máy bay tăng tốc độ thì, các phi công phát hiện thấy tiến kêu lạ từ phía động cơ và sau 40 giây họ quyết định ngừng cất cánh. Âm thanh lạ đó là hiện tượng được gọi là " boots sursing"- kết quả của việc nhiên liệu làm động cơ tăng tốc quá nhanh. Vấn đề này không phải là không thường xuyên xảy ra ở những chiếc Elizabethans và các phi công không thấy biểu hiện nào đáng báo động, họ quyết định tự khắc phục vấn đề này bằng cách cho van tiết lưu chạy chậm hơn. Một lần nữa họ cất cánh vào lúc 2h34 chiều. Động cơ đẩy mạnh và lần này Thain và Rayment cảm thấy yên tâm, họ quyết định cất cánh như thường lệ.

Những khoảnh khắc cuối cùng

Khi phát hiện động cơ có hiện tượng không bình thường, hành khách được thông báo " do lỗi kĩ thuật, chuyến bay tạm thời gián đoạn". Đó là khoảnh khắc gây tò mò, mọi người đành vào quán cà phê, chuyện trò và than vãn phải về nhà bằng đường bộ qua vùng Hood của Hà Lan, không khí rất thoải mái, vui vẻ. Duncan Edwards nghĩ rằng tình hình này khó có thể cất cánh, trong khi hành khách đang đợi ở quán cà phê của sân bay, Edwards tranh thủ gửi bức điện về cho bà chủ khách sạn ở Manchester, bà Dorman. Bức điện có nội dung như sau " Tất cả các chuyến bay đã bị hoãn. Bay vào ngày mai. Duncan". Bức điện được chuyển vào khoảng 5h chiều- sau khi máy bay bị đâm. Edwards đã hiểu lầm bởi trước đó không lâu các hành khách đã được gọi trở lại máy bay. Sau khi trao đổi với các nhân viên mặt đất ở Munich. Thain và Rayment quyết định không ở qua đêm ở sân bay. Hiện tượng tăng tốc dường như liên quan đến động cơ trái vì Elizabethans có khả năng cất cánh chỉ với một động cơ, các phi công hài lòng rằng họ có thể cất cánh khỏi mặt đất một cánh an toàn.

Cất cánh lần thứ 3: Thảm kịch đã xảy ra


Khi máy bay chồm lên với nỗ lực lần thứ 3 để rời khỏi sân bay Munich, lúc này hành khách thực sự hoảng sợ và thiết kế của máy bay làm cho họ có thể nhìn thấy nét mặt nhau. Nét mặt thay đổi của Roger Byrne chuyển nỗi sợ hãi của mình sang các đồng đội. Jonny Berry thốt lên rằng:" Cái chết đang gần kề chúng ta". Liam Whelan, tín đồ Thiên Chúa giáo sùng đạo đáp lại rằng: " Tôi đã sẵn sàng để chết". Harry Gregg nhìn thấy tuyết rơi khỏi bánh xe như tốc độ của chiếc tàu thuỷ. Chiếc máy bay chồm lên cao hơn trước nhưng ngay khi các phi công cố gắng cất cánh thì chiếc Lord Burghley nổ tung sau khi rơi khỏi đường băng với tộc độ cao, trượt theo hàng rào và lao qua một con đường.
6/2/1958: Thảm hoạ ập xuống

Đã 47 năm trôi qua kể từ cái ngày định mệnh ấy, ngày mà số phận đã cướp đi 1 thế hệ ưu tú của Manchester United, khi chiếc phi cơ G-ALZU bốc cháy trên đường băng Munich. 8 cầu thủ MU đã nằm xuống, nhưng tên tuổi các anh mãi bất tử với thời gian.
"Tất cả các chuyến bay đều bị hoãn. Mai mới về được. Duncan"

Đó là nội dung bức điện tín do Duncan Edwards gửi về cho bà chủ nhà trọ của anh tại Manchester. 5 giờ chiều ngày 6 tháng 2 năm 1958, khi bức điện ấy tớI nơi người nhận, thì có 21 con người đã trút hơi thở cuối cùng bên xác chiếc máy bay G-ALZU dúm dó tại Munich .

Cái ngày định mệnh ấy, tuyết và băng bao phủ phi trường Munich, chiếc G-ALZU đã 2 lần cất cánh không thành công. Đến lần thứ 3 thì nó bay được lên không trung…để rồI ngay sau đó thì rơi xuống đường băng và phát nổ…

Nếu như Don McLean đã gọi cái ngày mà Buddy Holly, Ritchie Valens, và Big Bopper tử nạn là “the day the music die”, thì cũng có thể gọi 6 tháng 2 năm 1958 là “the day the football die”, bởI vì ngày hôm ấy, 7 cầu thủ thuộc thế hệ “Busby’s babes” đều qua đời….

Quay ngược thời gian đến năm 1952, đó là năm HLV Matt Busby bắt đầu gầy dựng nên 1 lứa cầu thủ trẻ đầy sức sống ở Manchester United, lứa cầu thủ này được mệnh danh Busby’s babes, tức là Những cậu nhóc của Busby. 4 năm sau, những cậu nhóc trưởng thành và vươn lên thành 1 thế lực đáng sợ trong làng bóng đá châu Âu. Họ giành liên tiếp 2 chức vô địch quốc gia Anh năm 1956 và 1957.

Ở lần đầu tiên tham gia cúp C1 năm 1957, MU đã lọt vào ngay bán kết. Khi trở lại lần 2 vào năm 1958, họ lại càng trở nên mạnh mẽ hơn. Trước ngày 6 tháng 2, họ đã lần lượt vượt qua Shamrock Rovers và Dukla Prague, rồI sau đó là Red Star Belgrade, để 1 lần nữa tranh tài ở bán kết. Tại cúp FA, MU cũng đã vào đến vòng 5, tại giải VDQG thì đang đứng thứ 3. Những ngôi sao sáng nhất trong đội hình The Reds khi đó là thủ quân tả vệ Roger Byrne, tiền vệ nhạc trưởng Duncan Edwards, cùng vớI trung phong Tommy Taylor. Cả 3 đều là trụ cột của tuyển quốc gia Anh. Nhận xét về những chàng trai của mình, Matt Busby tuyên bố đầy tự hào: “Giờ đây tôi có thể chỉ ngồI chơi xơi nước trong suốt 10 năm tới mà nhìn họ thi đấu”, ý nói rằng độI bóng của ông chơi quá hay và ăn ý, họ đều biết mình phảI làm những gì, đến nỗI những chỉ đạo của HLV cũng hóa ra thừa. Bất hạnh thay, đội hình trong mơ ấy không tồn tại được đến 10 năm…


Được sửa bởi the_red_devils ngày Sun Mar 08, 2009 10:05 am; sửa lần 1.
the_red_devils
the_red_devils
Professional Professor
Professional Professor

Nam
Tổng số bài gửi : 225
Đến từ : everywhere
Registration date : 02/03/2009

Về Đầu Trang Go down

Manchester United - Page 2 Empty Thảm kịch đường băng Munich (6/2/1958)

Bài gửi  the_red_devils Sun Mar 08, 2009 10:03 am

Đội hình trong mơ của MU 2 lần giành chức VĐQG các mùa 1955-56,1956-57.

Theo lịch thi đấu, sau trận tứ kết lượt về cúp C1 1958 vớI Red Star Belgrade, MU sẽ phải đối mặt với Wolves, khi đó đang dẫn đầu giải VDQG. Nhận thức tình trạng bê bối trong ngành hàng không ở các nước Đông Âu, Matt Busby lo rằng nếu sử dụng máy bay của nước chủ nhà Nam Tư, có nguy cơ độI sẽ không về được Manchester kịp lúc để chuẩn bị cho trận đấu quan trọng sắp tới. Do đó, ông đã thuê bao 1 phi cơ riêng để chở toàn đội đến và rờI Belgrade.

Suốt 90 phút trận đấu ở thủ đô Nam Tư, mưa tuyết không ngừng rơi . Mưa tuyết rơi suốt đêm và vẫn tiếp tục rơi khi các cầu thủ MU lên phi cơ về nước. Lúc phi cơ ghé lại ở Munich để tiếp nhiên liệu, tình trạng thờI tiết lại càng trở nên tồI tệ hơn, và chuyến bay đã bị hoãn lại.

Cơ trưởng của chuyến bay định mệnh năm đó là 1 người Luân Đôn: ông James Thain, còn phụ lái là Kenneth Rayment. 47 phút sau lệnh hoãn bay, nhận thấy bão tuyết có phần ngớt, họ đã cùng đồng ý tiếp tục cất cánh. Chính quyết định sai lầm này đã cướp đi mạng sống của Rayment. Về phần James Thain, ông sống sót, nhưng bị sa thảI và cấm bay suốt đời.
2h31 chiều ngày 6 tháng 2, chiếc G-ALZU cố gắng cất cánh trở lại, nhưng thất bại, do động cơ của nó bị dao động mạnh khi tăng tốc.Thain bàn bạc cùng Rayment và quyết định tiếp tục nỗ lực. 2h34 , trạm kiểm soát không lưu quyết định cho phép Thain cất cánh lần 2, nhưng lần này cũng thất bại. Thain vẫn bình tĩnh, ông báo cáo với đài không lưu “ do lỗI động cơ nhưng không nặng” và đưa máy bay trở về để kiểm tra lạI lỗi động cơ đó.

Lúc này, 1 bầu không khí nặng nề bắt đầu bao trùm lên các cầu thủ. Billie Foulkes nhớ lại “ Khi lần cất cánh thứ 2 thất bạI, chúng tôi trở về phòng đợi 1 cách lặng lẽ. Nhiều ngườI linh cảm thấy chuyến bay chiều ấy không bao giờ về đến nhà”. Chính khi đó, Duncan Edwards gửi về Manchester bức điện tín cuốI cùng trong đời .

Khi nghe thông báo cất cánh lần 3, mọi người ai cũng dấy lên 1 nỗi nghi ngại và lo âu. Peter Howard, phóng viên Daily Mail, sau này kể” Chúng tôi ngồi trong phòng đợI không quá 5 phút. Frank Taylor của tờ News Chronicle quay sang bảo tôi” (Sửa máy bay gì mà) nhanh thế””.

Trong khi bay từ Belgrade đến Munich, các cầu thủ MU cùng nhau đánh bài, nhưng bây giờ thì chẳng ai còn tâm trí mà chơi đùa nữa. Harry Gregg, chàng thủ môn mớI từ Doncaster Rovers chuyển đến Manchester 2 tháng trước, cảm thấy tâm thần bất an, anh nhìn sang thủ quân Roger Byrne thì thấy người đội trưởng còn tỏ ra căng thẳng hơn. “Chúng ta sắp chết cả rồi”, Byrne nói. “Nếu như thế, tôi đã sẵn sàng ra đi”, Whelan, anh cầu thủ ngoan đạo, đáp lại. 1 vài người phá lên cườI, những nụ cườI gượng gạo để cố xua đi bầu không khí đáng sợ.

Cơ trưởng Thain về sau nhớ lại lần cất cánh thứ 3 ”Tôi hô lớn V1 khi bảng tốc độ chỉ 117 knots(khi máy bay đạt đến vận tốc V1(velocity one) thì không thể nào hoãn cất cánh được nữa). Đột nhiên, kim tốc độ rơi xuống 112, rồI 105 knot. Ken(Rayment) gào lên: “Thất bại mất rồi”. Tôi nhìn ra phía trước mặt, chỉ còn thấy toàn bông tuyết, nhà cửa, và cây cối”.

Chiếc G-ALZu đâm xuyên qua hàng rào sân bay, ra tớI tận đường lộ. Cánh máy bay va phải những tòa nhà và gãy văng đi, nhà thì bốc cháy. Những cành cây đâm xuyên vào buồng lái. Thân phi cơ va phải xe tải và nổ bung…Lạ lùng thay, tuy lúc ấy đang ở Anh, cách nước Đức hàng vạn dặm, nhưng huyền thoại MU Billy Mere***h bỗng nghe tiếng máy bay rơi.

Bên trong máy bay là cảnh tượng thật khủng khiếp. “Tôi tưởng mình đã chết trong bóng tối bao trùm” thủ thành Gregg hồI tưởng”Những giọt gì đó nhỏ lên trán và mũi tôi, tôi đưa tay lên mặt và nhận ra đó là máu. Tôi cố bò ra khỏi máy bay. Người đầu tiên tôi thấy là Bert Whalley, anh nằm trên tuyết mà mắt còn mở trừng trừng. Anh ấy chết rồi, lạy chúa, tôi nghĩ mình là người duy nhất sống sót. Nhưng rồi viên cơ trưởng xuất hiện….và hét lên: “chạy mau đi, máy bay sắp nổ tung lên rồi”….khi đã ra đến bên ngoài, tôi thấy Bobby Charlton và Dennis Viollet nằm đó, bất động, Matt Busby thì ở đằng xa…Byrne và Blanchflwer nằm trong 1 vũng nước. Blanchy(tên thân mật của Blanchflower) rên rỉ rằng anh không cử động được vì gãy lưng, không biết rằng Roger Byrne nằm bên cạnh đã chết tự bao giờ”….

Tất cả hành khách, chết hay sống, đều được đưa vào bệnh viện Rechts der Isar. Rồi nhân viên sứ quán Anh đến và chuyển những người còn khỏe mạnh đến khách sạn Stakus. Đài BBC tạm ngưng chương trình thường lệ đế đưa tin về thảm họa. Báo cáo từ bệnh viện cho biết 21 ngườI đã chết, 4 ngườI trong tình trạng thập tử nhất sinh. Những nạn nhân bao gồm cầu thủ, quan chức, phóng viên thể thao, và 2 nhân viên của hãng du lịch lữ hành chịu trách nhiệm tổ chức chuyến bay. Thi thể các nạn nhân được chuyển về Old Trafford. Hàng ngàn người đổ ra đường trong không khí tang thương. Lễ tưởng niệm được tổ chức khắp Anh Quốc, và trước những trận thi đấu trên toàn thế giớI, người ta đều dành hai phút mặc niệm những con người vừa về cõi vĩnh hằng.
Các cầu thủ MU tử nạn tại hiện trường gồm Roger Byrne, Mark Jones,Eddie Colman,Tommy Taylor,Liam Whelan, David Pegg,và Geoff Bent. Ngoài ra, mạng sống của Matt Busby và Duncan Edwards như chỉ mành đang treo chuông, các bác sỹ đều e ngại họ sẽ không qua khỏi. Trong tình cảnh cận kề cái chết như thế, Busby vẫn nhắn gửi người trợ lý Jimmy Murphy hãy giữ vững ngọn cờ (to keep the flag flying). Murphy đã may mắn không có mặt trong chuyến bay đi Belgrade, và giờ đây, 13 ngày sau thảm họa Munich, ông trở thành người chịu trách nhiệm chính trong trận MU gặp Sheffield United tạI vòng 5 cúp FA. Trước tình cảnh thiếu ngườI trầm trọng, Murphy phải cấp tốc ký ngay 2 hợp đồng mới, Ernie Taylor từ Blackpool và Stan Crowther từ Aston Villa. (Stan Crowther trở thành người của Old Trafford chỉ 75 phút trước tiếng còi khai cuộc trận MU-Sheffield). Manchester ra quân gặp Sheffield vớI 1 đội hình dự bị và chắp vá, nhưng vớI quyết tâm biến thương đau thành sức mạnh, họ đã thi đấu vớI cả con tim và giành thắng lợI 3-0.
the_red_devils
the_red_devils
Professional Professor
Professional Professor

Nam
Tổng số bài gửi : 225
Đến từ : everywhere
Registration date : 02/03/2009

Về Đầu Trang Go down

Manchester United - Page 2 Empty Thảm kịch đường băng Munich (6/2/1958)

Bài gửi  the_red_devils Sun Mar 08, 2009 10:11 am

2 ngày sau trận đấu, Duncan Edwards qua đời trong bệnh viện. 1 tuần sau đó, viên phụ lái Kenneth Rayment cũng đầu hàng số phận, đẩy con số thương vong cuối cùng lên đến 23. Chỉ có Matt Busby là đang trên đà hồI phục. Không ai dám nói cho Busby biết sự thật. Khi ông hỏi con trai Sandy “các cầu thủ của cha ra sao?”, Sandy đã trả lờI” họ ổn cả”.

Cuối cùng, người cho Busby hay mọi chuyện là vợ ông, bà Jean. “Tôi hỏi chuyện gì đã xảy ra?” Busby kể lại” Bà ấy chẳng nói gì. Tôi bắt đầu đọc tên từng cầu thủ, bà ấy vẫn nín lặng và thậm chí cũng chẳng nhìn tôi. Mỗi khi tôi đọc đến tên 1 người đã ra đi thì bà ấy lạI gật đầu…chết…chết….và chết”. Chấn thương thể xác đã hồi phục, nhưng vết thương tinh thần mãi đeo đuổi Busby” Thật tình tôi chỉ muốn chết đi. Tôi rõ ràng phảI chịu trách nhiệm, lẽ ra không nên có lần cất cánh thứ 3 ấy”.

Tuyệt vọng và chán chường, Matt Busby muốn giã từ hẳn sự nghiệp bóng đá. Nhưng chính bà Jean đã khuyến khích ông đừng bỏ cuộc. Ngày 18 tháng 4, 71 ngày sau thảm họa Munich, Busby từ khu an dưỡng ở Thụy Sỹ chính thức trở về nắm quyền tạI Old Trafford. Và cũng từ đây, phượng hoàng bắt đầu tái sinh từ đống tro tàn. Bất chất 8 trụ cột đã ra đi và 2 ngườI thương tật vĩnh viễn (Blanchflower và Berry), người huấn luyện viên huyền thoại vẫn quyết tâm bắt tay xây dựng 1 Busby’s babes thứ 2. Dàn cầu thủ mớI của MU, cùng những cựu binh như Bobby Charlton, đã giành vị trí á quân giải VĐQG ngay mùa giải tiếp theo, và 9 năm sau, họ chinh phục đỉnh cao châu Âu với chiếc cúp C1 1968…
the_red_devils
the_red_devils
Professional Professor
Professional Professor

Nam
Tổng số bài gửi : 225
Đến từ : everywhere
Registration date : 02/03/2009

Về Đầu Trang Go down

Manchester United - Page 2 Empty Thảm kịch đường băng Munich (6/2/1958)

Bài gửi  the_red_devils Sun Mar 08, 2009 10:18 am

Danh sách các cầu thủ tử nạn:

Manchester United - Page 2 1-5
Geoff Bent: mất ở tuổi 25

Manchester United - Page 2 2-3
Roger Byrne: (đội trưởng, 29 tuổi)

Manchester United - Page 2 3-4
Eddie Colman(21 tuổi)

Manchester United - Page 2 4-3
Duncan Edwards: (21 tuổi,mất 15 ngày sau thảm họa)

Manchester United - Page 2 5-2
Mark Jones: (24 tuổi)

Manchester United - Page 2 6-2
David Pegg: (22 tuổi)

Manchester United - Page 2 7-1
Tommy Taylor(26 tuổi)

Manchester United - Page 2 8-1
Liam Whelan: (22tuổỉ)
the_red_devils
the_red_devils
Professional Professor
Professional Professor

Nam
Tổng số bài gửi : 225
Đến từ : everywhere
Registration date : 02/03/2009

Về Đầu Trang Go down

Manchester United - Page 2 Empty Re: Manchester United

Bài gửi  abcdefg Tue Mar 10, 2009 8:10 pm

Admin đã viết:Trời, Ko có hình minh hạo, bài này xưa hơn trái đất rùi
Sai chính tả rồi kìa, sửa lại đi
abcdefg
abcdefg
Professional Professor
Professional Professor

Nam
Tổng số bài gửi : 132
Age : -976
Registration date : 09/03/2009

Về Đầu Trang Go down

Manchester United - Page 2 Empty Re: Manchester United

Bài gửi  abcdefg Tue Mar 10, 2009 8:13 pm

Tao chỉ thix MU hồi đó thôi, hồi đó cũng mạnh quá trời
abcdefg
abcdefg
Professional Professor
Professional Professor

Nam
Tổng số bài gửi : 132
Age : -976
Registration date : 09/03/2009

Về Đầu Trang Go down

Manchester United - Page 2 Empty Re: Manchester United

Bài gửi  the_red_devils Thu Mar 12, 2009 10:52 am

Chỉ thích hồi đó thôi sao? Đa thích là thích luôn, thế mới là fan Mu chính cống. Chứ như mày thì nói làm gì
the_red_devils
the_red_devils
Professional Professor
Professional Professor

Nam
Tổng số bài gửi : 225
Đến từ : everywhere
Registration date : 02/03/2009

Về Đầu Trang Go down

Trang 2 trong tổng số 2 trang Previous  1, 2

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết